Những kết quả quan trọng của Hội nghị tài chính G20

09:08 20/02/2022

Những người đứng đầu ngành tài chính của các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã “cam kết thực thi chính sách tiền tệ thoát khỏi đại dịch được điều chỉnh, lên kế hoạch và thống nhất kỹ lưỡng” nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính toàn cầu trong bối cảnh các nền kinh tế phục hồi và cố gắng thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Những cam kết trên được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương (FMCBG) G20 diễn ra trong hai ngày 17 và 18/2 tại Jakarta, Indonesia – nước hiện giữ chức Chủ tịch G20 dưới định dạng kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G20 cũng đã nhất trí một số điều khoản.

Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) Perry Warjiyo, G20 đã nhất trí về sự cần thiết thiết lập một khuôn khổ quản lý và giám sát các tài sản tiền kỹ thuật số. Đây là một phần của quản lý rủi ro công nghệ và số hóa vốn đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính. Ông nhấn mạnh: “Sự phát triển của các loại tài sản tiền kỹ thuật số đang diễn ra khá nhanh chóng. Nếu không được giám sát đúng cách, nó có thể dẫn đến bất ổn trên thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu”.

Những người đứng đầu ngành tài chính của các nước G20 cam kết hỗ trợ hệ thống tài chính toàn cầu thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Mặt khác, các nước thành viên G20 cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiên cứu tác động của các loại đồng tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành đối với hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế. Thống đốc Perry Warjiyo cho biết thêm rằng, để tối ưu hóa các lợi ích của công nghệ và số hóa, G20 cũng nhất trí tiếp tục triển khai Lộ trình G20 về tăng cường hệ thống thanh toán xuyên biên giới được xây dựng trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 Saudi Arabia.

Tiếp đó, trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 Italy, một lộ trình cũng đã được vạch ra về cách thức số hóa hệ thống thanh toán tại nhiều quốc gia và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong việc số hóa hệ thống thanh toán nhằm phục hồi kinh tế và đẩy mạnh các giao dịch một cách dễ dàng, nhanh chóng và rẻ. Thống đốc BI khẳng định: “Vì lý do đó, trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20, Indonesia sẽ thực hiện các lộ trình khác nhau này nhằm khuyến khích xây dựng một hệ thống thanh toán nhanh chóng, dễ dàng, rẻ, an toàn và đáng tin cậy”.

Cuối cùng, ông Perry Warjiyo bày tỏ hy vọng rằng việc số hóa hệ thống thanh toán có thể giúp tăng cường tài chính bao trùm, đẩy mạnh giao dịch thương mại bán lẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, phụ nữ và thanh niên. Bên cạnh đó, Thống đốc Perry Warjiyo cho biết người đứng đầu ngành tài chính của các nước G20 đã cam kết thực thi các chính sách được điều chỉnh kỹ lưỡng khi các nền kinh tế phục hồi và cố gắng thoát khỏi đại dịch COVID-19. Theo đó, các thành viên G20 “cam kết thực thi chính sách tiền tệ thoát khỏi đại dịch được điều chỉnh, lên kế hoạch và thống nhất kỹ lưỡng” nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính toàn cầu. Ông cho hay, “điều quan trọng là sự phục hồi kinh tế toàn cầu có thể trở lại đà tăng trưởng kinh tế dài hạn, bao gồm cả việc khắc phục hậu quả của đại dịch”.

Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho rằng COVID-19 không phải là đại dịch cuối cùng mà thế giới phải đối mặt. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ sự tấn công của dịch bệnh COVID-19, nguyên thủ các nước trên thế giới cần tỉnh táo hơn để đối mặt với các đại dịch tiếp theo. Bà nhấn mạnh: “Trong khi thế giới vẫn đang vật lộn để đối phó với COVID-19, một thực tế đáng ngạc nhiên là đây sẽ không phải là đại dịch cuối cùng phải đối mặt. Chủ tịch G20 Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu để vượt qua đại dịch hiện nay và chuẩn bị cho đại dịch trong tương lai”.

Cựu Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các nước thành viên G20 đang thiết kế một cấu trúc y tế toàn cầu bao gồm tài chính để đối phó với các đại dịch trong tương lai. Cấu trúc này được gọi là PPR (phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch). Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cũng nhất trí cần có một quỹ toàn cầu để có thể sử dụng ngay lập tức khi đại dịch bùng phát trở lại, đồng thời đề xuất rằng quỹ chung này có thể được sử dụng để hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn về tài chính.

Theo Bộ trưởng Budi Gunadi Sadikin, nguồn kinh phí hạn chế là vấn đề lớn của các nước trên thế giới khi đối phó với đại dịch COVID-19 như trong giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, kinh phí không phải là vấn đề duy nhất và việc tiếp cận vật tư y tế cũng không công bằng. Ví dụ, khi phải đối mặt với đại dịch COVID-19 vào năm 2020, dù có tiền song Indonesia lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn cung cấp máy thở và vaccine. Lý do là các quốc gia khác tranh giành để có được nguồn trang thiết bị y tế hạn chế này.

Ông Gunadi Sadikin đề xuất rằng quỹ y tế toàn cầu sẽ có nguyên tắc hoạt động tương tự như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Khác biệt là IMF cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia đang trải qua khủng hoảng kinh tế hoặc tiền tệ, trong khi quỹ y tế toàn cầu cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia đang trải qua khủng hoảng sức khỏe.

Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng, hệ thống tài chính toàn cầu hiện chưa cung cấp khả năng tiếp cận nguồn vốn mà thế giới cần khi đối mặt với đại dịch. Bộ trưởng Janet cho rằng sự bất bình đẳng trong tiếp cận tài chính khiến cuộc chiến chống lại đại dịch khó khăn hơn. Trên thực tế, để thoát khỏi đại dịch, tất cả các quốc gia phải được tiếp cận với các trang thiết bị vật tư y tế đầy đủ. Bà Janet cho biết chương trình đồng tài trợ đã thực sự thành công trong các lĩnh vực khác, như chống biến đổi khí hậu và các dịch bệnh khác. Bà Janet cũng kêu gọi khu vực tư nhân và các nước phát triển tham gia đóng góp cho quỹ y tế toàn cầu và số tiền được giải ngân là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn, không phải là một khoản chi lãng phí.

Bộ trưởng Sri Mulyani Indrawati cũng cho biết, hội nghị đã thống nhất được cơ chế đánh thuế, đặc biệt là đối với lĩnh vực kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo bà, hai trụ cột chính sách thuế quốc tế - gồm thuế trong lĩnh vực kỹ thuật số và thuế tối thiểu toàn cầu - sẽ có hiệu lực từ năm 2023.

Cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhấn mạnh rằng thông qua việc đánh thuế tối thiểu toàn cầu, tất cả các quốc gia sẽ hợp tác để loại bỏ những nỗ lực tiềm ẩn nhằm tránh nộp thuế. Hội nghị cũng nhất trí triển khai công tác giám sát sau khi hai chính sách thuế này có hiệu lực. Nhiều quốc gia sẽ cần hỗ trợ kỹ thuật, từ xây dựng pháp luật hoặc quy định để thực hiện thỏa thuận này cũng như nâng cao năng lực của cơ quan thuế. Do vậy, G20 cũng nhất trí hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển. Ngoài ra, G20 cũng sẽ tiến hành các bước như tổ chức hội nghị chuyên đề cấp bộ trưởng nhằm thảo luận về việc nâng cao năng lực và việc thực hiện nhất quán hai trụ cột thuế nói trên.

Cuộc họp G20 diễn ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng sự lây lan của biến thể Omicron có thể đe dọa nền kinh tế toàn cầu, vốn đang quay cuồng với sự gián đoạn nguồn cung do đại dịch gây ra. Một thông cáo G20 đã được thông qua vào tối 18/2 sau khi bị trì hoãn, dường như do bất đồng về cách diễn đạt về rủi ro địa chính trị đề cập đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong cuộc họp báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Sri Mulyani Indrawati cho biết các bên tham gia “không thảo luận” về vấn đề Ukraine, nhưng bà kêu gọi cần phải “kiểm soát” các rủi ro địa chính trị để chúng không làm suy yếu các nỗ lực phục hồi kinh tế.

Minh Hải (tổng hợp)

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文