Nỗi đau bao trùm thị trấn nhỏ Indonesia hậu động đất

10:27 22/11/2022

Giữa những căn nhà đổ nát tại thị trấn nhỏ Cianjur, tỉnh Tây Java., các nhân viên cứu hộ Indonesia đang tìm mọi cách đưa thi thể nạn nhân vụ động đất xảy ra ngày 21/11 ra ngoài. Trên đường phố, những tiếng khóc không ngừng vang lên, khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người thân mất tích.

Trưa 22/11, các nhân viên cứu hộ Indonesia vẫn đang chạy đua với thời gian để tiếp cận và giải cứu những người còn mắc kẹt trong đống đổ nát sau khi trận động đất mạnh 5,6 độ Richter tàn phá thị trấn Cianjur một ngày trước đó.

Trận động đất xảy ra ở khu vực miền núi của tỉnh đông dân nhất Indonesia đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 162 người, trong đó phần lớn là trẻ em. Người đứng đầu cơ quan khí tượng và địa vật lý Indonesia Dwikorita Karnawati cho biết, nhiều người thiệt mạng do các tòa nhà đổ sập, đè lên các nạn nhân.

Một em bé bị thương được đưa đến bệnh viện hậu động đất. Ảnh: EPA
Basarnas xác nhận rằng 162 người đã chết trong thảm họa, 326 người bị thương và hơn 13.000 người đã phải sơ tán. Ảnh: Reuters

Trong đêm tối, tại một bãi đậu xe của bệnh viện Cianjur, số lượng bệnh nhân được đưa vào ngày càng nhiều thêm, với những vết thương nghiêm trọng. Một số người được điều trị trong lều tạm, những người khác được cắm truyền ngay trên vỉa hè, trong khi các nhân viên y tế sơ cứu cho bệnh nhân dưới ánh đèn le lói.

"Mọi thứ sụp đổ bên dưới tôi và tôi bị đè bẹp dưới đứa trẻ này", Cucu, một cư dân 48 tuổi, nói với Reuters, từ khu vực đậu xe đông đúc của bệnh viện. "Hai trong số các con tôi đã sống sót, tôi đã bới đất đưa các con ra. Hai bé khác đã được đưa đến viện. Còn một bé vẫn đang mất tích...", cô nói trong nước mắt.

Agus Azhari, 19 tuổi, đang ở trong nhà cùng mẹ thì phòng khách bất ngờ sập xuống. Chỉ trong vài giây, tường đổ, mái nhà sập, tủ đựng ấm chén và đồ đạc rơi trúng tay chân Azhari. "Tôi không thể nhìn thấy gì khi bụi tung mù mịt. Tôi kéo tay mẹ chạy ra ngoài và nghe thấy tiếng mọi người la hét cầu cứu khắp nơi", , Azhari nói, cho hay chưa từng chứng kiến trận động đất nào nghiêm trọng như thế. 

Hasan, một công nhân xây dựng, cũng là một trong những người sống sót đang được đưa đến bệnh viện. "Tôi đã ngất đi. Trận động đất rất mạnh", Hasan nói. "Tôi nhìn thấy bạn bè của mình chạy ra khỏi tòa nhà. Nhưng đã quá muộn để thoát ra ngoài và tôi đã bị bức tường rơi xuống", anh kể lại.

Lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian giải cứu nạn nhân vụ động đất. Ảnh: Reuters

Henri Alfiandi, người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (Basarnas), chia sẻ: “Thách thức là khu vực bị ảnh hưởng đang lan rộng ra… Trên hết, đường xá ở những ngôi làng này đã bị hư hại”. Sự cố mất điện kèm theo sạt lở hậu động đất khiến việc cứu hộ trở nên khó khăn hơn. 

"Hầu hết những người thương vong là trẻ em, vì lúc 1h chiều là lúc các em vẫn đang ở trường", ông nói về thời điểm trận động đất xảy ra. Basarnas xác nhận rằng 162 người đã chết trong thảm họa, 326 người bị thương và hơn 13.000 người đã phải sơ tán.

Thế nhưng, những báo cáo về việc không tìm thấy người thân vẫn đang xuất hiện nhiều hơn.

Với cậu học sinh Aprizal Mulyadi, trận động đất để lại ám ảnh kinh hoàng. "Căn phòng sụp đổ và chân tôi bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Tất cả diễn ra quá nhanh", cậu học sinh 14 tuổi chia sẻ, nói thêm rằng cậu đã được kéo ra khỏi đống đổ nát bởi người bạn có tên Zulfikar. Nhưng, chính Zulfikar sau đó lại tử vong vì mắc kẹt dưới bức tường đổ sập.

“Tôi đã rất đau lòng khi nhìn thấy cậu ấy như vậy, nhưng tôi không thể giúp cậu ấy vì chính chân và lưng của tôi cũng bị thương", Mulyadi kể lại.

Bãi đỗ xe bệnh viện trở thành nơi cấp cứu nạn nhân động đất ngay trong đêm. Ảnh: Reuters

Tại trường trung học cơ sở SMP 5, giáo viên Mia Saharosa cho biết mọi người buộc phải sơ tán trong giờ học. “Đó là một cú sốc đối với tất cả chúng tôi vì nó xảy ra giữa giờ học. Tất cả chúng tôi tập trung tại cánh đồng, trẻ em sợ hãi và khóc, lo lắng cho gia đình của các em. Chúng tôi ôm nhau, động viên nhau, và tiếp tục cầu nguyện", cô nói. 

Còn tại làng Ciherang gần Cianjur, Nunung, một phụ nữ 37 tuổi cho biết cô đã tự mình giải cứu bản thân và con trai 12 tuổi ra khỏi đống đổ nát của ngôi nhà bị sập. “Tôi la hét cầu cứu vì không ai đến giúp chúng tôi, tôi phải tự giải thoát mình bằng cách dùng tay không đào bới” cô nói, khi trên mặt vẫn còn vết máu khô.

"Chẳng còn gì cả, tôi chẳng cứu được gì ngoài bộ quần áo duy nhất đang mặc trên người", Nunung chia sẻ trong nước mắt.

Hàng trăm cảnh sát đã được triển khai để hỗ trợ công tác cứu hộ, Dedi Prasetyo, người phát ngôn cảnh sát quốc gia cho biết, trong khi giới chức địa phương lo ngại số người bị thương và số người chết sẽ tăng lên theo thời gian.

An Nhiên

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文