Omicron tấn công trực diện nỗ lực "zero COVID-19" của Trung Quốc

16:57 15/03/2022

Hai năm kể từ sau ổ dịch COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc tuần qua ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày tăng theo cấp số nhân. Biến thể Omicron được cho là nguyên nhân khiến thành trì "zero COVID-19" trên thế giới bất ngờ lung lay.

Tỉnh Cát Lâm, tâm chấn của làn sóng COVID-19 mới tại Trung Quốc, đã ghi nhận 3.076 ca nhiễm mới trong cộng đồng trong ngày 15/3, chiếm tới gần 90% tổng số ca nhiễm trên cả nước. Số liệu này cao gấp ba lần số ca nhiễm được ghi nhận chỉ một ngày trước đó. 

Cũng trong ngày 15/3, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo 3.507 ca nhiễm COVID-19, tăng gấp đôi so với số liệu được công bố ngày hôm qua.

Ngoài Cát Lâm, các ca COVID-19 liên tục được phát hiện tại 20 tỉnh của Trung Quốc, bao gồm cả nhiều khu đô thị và khu kinh tế lớn như Thượng Hải, Quảng Đông. 

Người dân Cát Lâm xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Xinhua

Vẫn chưa phải đỉnh dịch

Theo các chuyên gia tại Đại học Lanzhou, nơi đã thực hiện mô hình dự đoán diễn tiến COVID-19 trong hai năm qua, đợt bùng phát hiện tại ở Trung Quốc sẽ chỉ được kiềm chế vào đầu tháng 4 tới, với ước tính khoảng 35.000 người bị nhiễm bệnh vào thời điểm đó. Tại Hong Kong, dịch có thể được kiểm soát vào cuối tháng 4.

Wu Zunyou, trưởng nhóm dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết, rất khó để xác định được các ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng, do tỉ lệ tiêm chủng cao ở Trung Quốc, cũng như các triệu chứng không rõ ràng của biến thể này. 

Trung Quốc kiên trì áp dụng chiến lược "zero COVID-19" từ khi đại dịch bùng phát cuối năm 2019, với mục tiêu đưa ca nhiễm về 0 bằng các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm hàng loạt và truy vết ngay khi phát hiện. Nhưng biến thể Omicron đang khiến nỗ lực này trở nên khó khăn.

Truyền thông Trung Quốc khuyến cáo chính quyền Cát Lâm đẩy mạnh xây dựng các bệnh viện dã chiến và khu điều trị COVID-19, cũng như tận dụng các địa điểm đang chưa sử dụng để đảm bảo cách ly đầy đủ các bệnh nhân COVID-19 cũng như những người đã tiếp xúc với họ, trong một nỗ lực duy trì chiến lược "zero COVID-19" ở nước này.

Chuyên gia về bệnh đường hô hấp Hong Kong Leung Chi-chiu cho biết, đây là thời điểm quan trọng để Trung Quốc đại lục áp dụng các biện pháp chống dịch triệt để, chẳng hạn như phong tỏa và xét nghiệm hàng loạt, để giảm thiểu sự lây lan vì “các đợt bùng phát hiện tại vẫn còn ở mức khoanh vùng được đối với các cộng đồng riêng lẻ”.

“Vì tốc độ và mức độ truyền của Omicron cao nên các chiến lược như truy tìm trường hợp có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu. Nhưng nếu không bắt kịp thời điểm đó... khả năng kiểm soát sự bùng phát sẽ biến mất”, ông nói thêm.

Trung Quốc vẫn đang nỗ lực duy trì chiến lược "zero COVID-19". Ảnh: AP

Trở ngại về kinh tế

Mặc dù số ca COVID-19 tại Trung Quốc vẫn thấp hơn so với trung bình số ca ghi nhận mỗi ngày toàn cầu, song các chuyên gia y tế cho biết, tỷ lệ gia tăng các ca nhiễm hàng ngày trong vài tuần tới sẽ là một yếu tố quan trọng để xác định liệu phương pháp "thanh lọc động" của nước này,  được hiểu là ngăn chặn triệt để ổ bùng phát sớm nhất có thể, vẫn có hiệu quả chống lại biến thể Omicron hay không. 

Ít nhất 11 thành phố và các huyện trên toàn quốc, nơi sinh sống của 56 triệu người, đã bị phong tỏa để ngăn dịch bệnh lây lan, trong đó có thành phố Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông. Nhiều thành phố khác, bao gồm Thượng Hải, đã phong tỏa một số khu dân cư và tòa nhà, trong khi chính quyền tìm cách hạn chế gián đoạn sinh hoạt thường nhật.

Trong khi đó, cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc cho biết, 106 chuyến bay quốc tế dự kiến ​​đến Thượng Hải sẽ được chuyển hướng đến các thành phố nội địa khác từ ngày 21/3 đến ngày 1/5 do COVID-19.

Các doanh nghiệp Trung Quốc, từ nhà sản xuất ô tô BYD đến KFC, cho biết hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các biện pháp hạn chế COVID-19 mới nhất của nước này.

Yanzhong Huang, nhà phân tích chính sách y tế cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức tư vấn của Mỹ, bày tỏ: "Chúng ta đang chứng kiến hai trong số những thành phố giàu có nhất của Trung Quốc là Thượng Hải và Thâm Quyến bị phong tỏa. Điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Trung Quốc?".

Truyền thông quốc tế dẫn các nguồn tin đánh giá, khoảng một nửa GDP và dân số Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi đợt dịch bùng phát mới nhất. Nếu tình trạng phong tỏa kéo dài, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

An Nhiên

Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh việc thành lập, triển khai tổ chức bộ máy của Công an TP Huế là sự kiện chính trị rất quan trọng, đánh dấu một bước chuyển mới của lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi địa phương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tối 29/12, tại quảng trường Ngọ Môn (Đại Nội Huế), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của TP Huế giai đoạn 2023 – 2025.

Chiếc áo đấu của Xuân Son bị rách trong trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Singapore tối 29/12. Song cũng chính tình huống khiến chiếc áo đấu của số 12 bị rách đã giúp tuyển Việt Nam có bàn thắng đầu tiên được ghi trong hiệp 1 tại ASEAN Cup 2024.

Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc rà soát tuyến nội đô, các ngã tư lớn, các tuyến phức tạp về an toàn giao thông (ATGT) để tập trung xử lý nghiêm vi phạm, ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của CBCS để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông

Chiều 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới khi TP Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Quy định 3 chế độ quản lý dao có tính sát thương cao gắn với mục đích sử dụng; bổ sung các loại vũ khí quân dụng; cắt giảm các giấy tờ, thủ tục cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ... là một số điểm mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文