Pakistan khốn đốn vì đợt lũ lụt lịch sử

08:06 02/09/2022

Đợt lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Pakistan nhấn chìm khoảng 1/3 diện tích quốc gia Nam Á, cướp đi 1.200 sinh mạng, trong đó gần 400 nạn nhân là trẻ nhỏ. Ở nhiều khu vực, đường sá, nhà cửa, hoa màu đã biến mất, hòa thành một dòng với các con sông, đẩy hàng triệu người vào cảnh khốn đốn.

Sau những trận mưa lớn kéo dài triền miên từ tháng 6/2022, hơn 265.000km2, tức khoảng 1/3 diện tích Pakistan, đã bị nước lũ nhấn chìm trong thảm họa thiên nhiên được Thủ tướng nước này Shebaz Sharif mô tả là tồi tệ nhất lịch sử.

Những hình ảnh do hãng Planet Labs và Maxar ghi lại cho thấy làng mạc, nhà cửa hay những cánh đồng xanh biếc cách đây vài tháng, vốn là trụ cột của nền kinh tế quốc gia Nam Á, giờ nhuốm màu nâu của bùn nước. Ở hầu khắp miền Nam Pakistan, đường sá, nhà cửa đã biến mất, hòa thành một dòng với các con sông.

Tính đến ngày 1/9, 1.191 người đã thiệt mạng, trong đó 399 nạn nhân là trẻ em, hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa. Hơn 33 triệu người, tức 15% dân số Pakistan chịu ảnh hưởng. Giới  chức nước này ước tính cần 10 tỷ USD chỉ để sửa chữa cơ sở hạ tầng, Reuters đưa tin.

Mưa tạm dừng ở một số khu vực, nhưng giới chức Pakistan lo ngại mực nước trên sông Indus vẫn đang tăng. Ông Murtaza Wahab, phát ngôn viên chính quyền tỉnh Sindh của Pakistan ngày 1/9 nói với Reuters rằng, địa phương của ông đang “trong tình trạng báo động” vì nước từ hạ nguồn lũ lụt phía Bắc dự kiến sẽ tràn vào tỉnh trong những ngày tới. Tỉnh Sindh có dân số 50 triệu người, đã bị thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ vừa qua khi ghi nhận những trận mưa nhiều hơn gần 400% so với trung bình 30 năm. Việc các dòng sông băng tan nhanh cũng góp phần khiến mực nước tăng cao.

Theo Guardian, nước lũ dâng còn kéo theo một mối nguy nghiêm trọng khác là khả năng bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm. Mưa kéo dài vài tháng cộng với việc các dòng sông băng trên núi cao tan chảy trong nắng nóng khiến người dân bị mắc kẹt và không được tiếp cận với nước sạch, số ca tiêu chảy và sốt rét ở Pakistan tăng chóng mặt.

Các nhà chức trách cho biết, họ lo ngại sự lây lan của các bệnh qua đường nước sau lũ sẽ tạo ra gánh nặng cho các cơ sở y tế. Ông Arif Jabbar Khan, Giám đốc tổ chức WaterAid Pakistan, người vừa thị sát tỉnh Sindh, mô tả: “Nhiều gia đình đang sống bên bờ kênh, sông bị nước tràn vào trong những túp lều xiêu vẹo bằng tre và nhựa. Họ thậm chí đã phải uống nước lũ vì không còn lựa chọn nào khác. Đây là con đường làm bùng phát dịch bệnh trên diện rộng”. Tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, chính quyền địa phương ghi nhận hàng trăm người đã mắc các bệnh lây nhiễm vì tiếp xúc với nước bẩn.

Một nhóm các gia đình người Pakistan sinh hoạt trên những chiếc lều tạm do nhà cửa của họ bị lũ cuốn trôi. Ảnh: CNN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin thêm, hơn 880 phòng khám ở Pakistan đã bị hư hại, buộc họ phân bổ khẩn 10 triệu USD hỗ trợ y tế khẩn cấp. WHO cho biết, họ đang làm việc với chính phủ Pakistan để ứng phó với sự bùng phát của bệnh tiêu chảy, dịch tả. Cơ quan này cảnh báo lũ lụt cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh sốt rét và sốt xuất huyết trong các khu dân cư.

Cùng thời điểm, Liên Hợp Quốc (LHQ) ra thông cáo kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ khẩn cấp khoảng 160 triệu USD để hỗ trợ khẩn cấp thức ăn, nước uống, vệ sinh và nơi ở tạm thời cho hơn 6,4 triệu người dân.

“Hơn ba triệu trẻ em đang cần hỗ trợ nhân đạo và có nguy cơ gia tăng mắc các bệnh lây truyền, chết đuối và suy dinh dưỡng”, cơ quan trẻ em LHQ cảnh báo. Tuy vậy, do căng thẳng ngoại giao, Pakistan vẫn chưa “bật đèn xanh” cho phương án nhập khẩu lương thực từ nước láng giềng Ấn Độ. Tuần vừa qua, nhiều quốc gia trong khu vực, nổi bật như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã tích cực viện trợ Pakistan bằng các chuyến bay chứa đầy thuốc men, lương thực, nhưng giới chuyên gia mô tả những chuyến bay đó mới chỉ giải quyết được nhu cầu của một số ít người.

Giống như hạn hán ở châu  Âu, Pakistan đổ lỗi cho tình trạng biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra lũ lụt.

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2021, tình trạng nóng lên toàn cầu đang khiến cho mùa mưa tại khu vực Nam Á ngày càng trở nên khắc nghiệt và thất thường. Lượng mưa trong khu vực tăng 5%, còn nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng thêm một độ C.

Trong khi đó, các chuyên gia nhận định, địa hình đồi núi tại Pakistan, tình trạng hư hỏng của hệ thống đê điều cùng với việc người dân nước này chưa được chuẩn bị để đối phó với những thảm họa tự nhiên trên quy mô lớn cũng là các nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại nặng nề.

“Chi phí để phục hồi với một quốc gia thiếu tiền mặt như Pakistan là rất lớn”, bà Teresa Anderson, đại diện tổ chức ActionAid International nêu quan điểm. “Lũ lụt ở Pakistan cho thấy tại sao các cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ cần nhanh chóng đạt được một cơ chế tài trợ mới”.

Thiện Nhân

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文