Phản ứng quốc tế sau vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên

07:34 01/06/2023

Ngay khi Triều Tiên lên tiếng thừa nhận sự cố trong vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự vào sáng 31/5, Liên hợp quốc và một số quốc gia đã lập tức bày tỏ quan ngại, còn giới chuyên gia lại cho rằng một vụ phóng khác sẽ có thể được thực hiện sớm trong tương lai.

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 31/5 dẫn lời Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NADA) Triều Tiên cho biết, nước này đã phóng vệ tinh trinh sát quân sự có tên "Malligyong-1" gắn trên tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1 tại bãi phóng vệ tinh Sohae ở Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan lúc 6h27 ngày 31/5 (giờ địa phương) theo kế hoạch. Tuy nhiên, tên lửa đẩy "Chollima-1" đã rơi xuống vùng biển phía Tây bán đảo Triều Tiên sau khi bị mất động lực do sự cố khởi động bất thường của động cơ 2 tầng trong lúc đang bay một cách bình thường.

NADA cho rằng nguyên nhân thất bại là do độ ổn định thấp của hệ thống động cơ kiểu mới được áp dụng cho tên lửa đẩy Chollima-1 và đặc tính không ổn định của nhiên liệu được sử dụng. NADA cũng khẳng định sẽ điều tra kỹ lưỡng các khiếm khuyết nghiêm trọng xuất hiện trong vụ phóng vệ tinh, đồng thời thực hiện các biện pháp khoa học và công nghệ khẩn cấp để khắc phục và tiến hành vụ phóng thứ hai trong thời gian sớm nhất có thể.

Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức về vụ phóng vệ tinh trinh sát của Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Trước đó, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) sáng cùng ngày tuyên bố Triều Tiên đã phóng vật thể được cho là "phương tiện phóng không gian" về phía Nam. Trong một phản ứng ngay lập tức, chính phủ Nhật Bản đã kích hoạt hệ thống cảnh báo J-Alert tại tỉnh Okinawa, yêu cầu người dân trú ẩn bên trong nhà hoặc dưới lòng đất. Cảnh báo được duy trì trong khoảng 30 phút trước khi dỡ bỏ. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, một tin nhắn cảnh báo sơ tán qua điện thoại di động đã được gửi đến toàn bộ người dân thủ đô Seoul vào sáng cùng ngày. Tuy nhiên 22 phút sau, Bộ Nội vụ Hàn Quốc đã rút lại tin nhắn cảnh báo nói trên với lý do nhầm lẫn.

Việc Triều Tiên phóng vệ tinh thực tế không gây nhiều bất ngờ, bởi nước này được cho là đã thông báo với Nhật Bản và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) về kế hoạch phóng vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 31/5-11/6. Hơn nữa, hôm 30/5, Ri Pyong-chol, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, cũng chính thức công bố kế hoạch phóng vệ tinh, cho rằng việc phát triển vệ tinh và các phương tiện do thám khác là "không thể thiếu" để đối phó với "hành động quân sự" của Mỹ và Hàn Quốc.

Mặc dù vậy, động thái phóng vệ tinh trinh sát của Triều Tiên vẫn vấp phải phản ứng của nhiều bên. Sau khi phía Triều Tiên lên tiếng xác nhận, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành điện đàm, nhấn mạnh việc duy trì cảnh giác cao độ và đặt trong tình trạng khẩn cấp, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Hội đồng an ninh Quốc gia Mỹ Adam Hodge cho biết Washington lên án mạnh mẽ vụ phóng của Triều Tiên, nói rằng nước này sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo bị cấm, làm gia tăng căng thẳng và có nguy cơ gây bất ổn an ninh trong và ngoài khu vực.

Nhà Trắng kêu gọi Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán một cách nghiêm túc, và khẳng định sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cho lãnh thổ đất nước và bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Về phần mình, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno tuyên bố vụ phóng của Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).

Ông Matsuno Hirokazu cũng cho biết Tokyo đã trao công hàm phản đối Triều Tiên thông qua các kênh ngoại giao ở Bắc Kinh. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada nhấn mạnh nước này có kế hoạch duy trì các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai tới các đảo phía Nam và vùng biển phía Tây Nam cho đến ngày 11/6. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về việc Triều Tiên phóng "vệ tinh không gian".

Trong diễn biến mới nhất, Stéphane Dujarric, phát ngôn viên Tổng thư ký LHQ cho biết, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ vụ phóng vệ tinh quân sự do Triều Tiên tiến hành. Tuyên bố chỉ rõ, bất kỳ vụ phóng nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều đi ngược lại các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ. Tổng thư ký LHQ nhắc lại lời kêu gọi Triều Tiên chấm dứt các hành động tương tự và nhanh chóng nối lại đối thoại để đạt được mục tiêu hòa bình bền vững và phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, giới quan sát nghi ngại rằng, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành một vụ phóng vệ tinh quân sự khác trong khoảng thời gian đã công bố trước đó. Trong quá khứ, Triều Tiên đã đưa thành công vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo vào năm 2012 và vệ tinh thứ hai vào năm 2016.

Được biết, vụ phóng hôm 31/5 là nỗ lực phóng vệ tinh thứ 6 của Triền Tiên và cũng là lần phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên của nước này. Vì thế, giới quan sát nhận định Triều Tiên đang nỗ lực tăng cường năng lực giám sát tình báo và trinh sát như một phần của những dự án quốc phòng quan trọng được công bố tại Đại hội lần thứ VIII Đảng Lao động Triều Tiên diễn ra hồi đầu năm 2021.

An Nhiên

Ngày 6/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thông tin thêm về những sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt và Công ty cổ phần Asia life liên quan sản phẩm kẹo Kera. Đáng lưu ý, nguyên vật liệu là rau phải được thu mua từ các nông trại của các nhà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng lại mua sẵn bột rau có các hàm lượng dưới mức tiêu chuẩn.

Gặp Đại uý Lê Quang Thành, cán bộ Đội phòng ngừa, điều tra tội phạm lĩnh vực sản xuất trái phép chất ma tuý (Đội 5), Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Gương điển hình tiên tiến Công an TP Hà Nội năm 2024; "Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu" năm 2024, tôi vừa thấy quen vừa thấy lạ.

Phong trào Hamas ngày 6/4 (giờ địa phương) tuyên bố đã bắn một loạt rocket vào các thành phố ở phía Nam Israel để đáp trả "vụ thảm sát" dân thường ở Dải Gaza - động thái có thể thổi bùng xung đột giữa hai bên.

Sau chỉ đạo “nóng” của Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, các hộ dân xây dựng công trình trái phép, có dấu hiệu trục lợi trong bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình trọng điểm quốc gia đường dây 500KV Lào Cai – Vĩnh Yên đi qua địa bàn xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tự nguyện tháo dỡ toàn bộ các công trình xây dựng vi phạm trên diện tích rộng hơn 2.000m2.

Chiều 6/4, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng đã giải đáp câu hỏi của phóng viên báo chí về thông tin các trường THCS, THPT sắp tới phải học 2 buổi/ngày, nhiều phụ huynh lo ngại con cái không có thời gian tự học, học kỹ năng mềm, hoặc cơ sở vật chất một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu...

Bộ Ngoại giao Iran ngày 6/4 ra một tuyên bố nêu rõ, các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ sẽ không có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh các quan chức Washington bày tỏ lập trường trái ngược nhau. Trong khi đó, một nguồn tin của Arab Saudi tiết lộ, Mỹ đã chuyển thêm tổ hợp Hệ thống Phòng thủ Khu vực tầm cao giai đoạn cuối tới Israel.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án lừa dối khách hàng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Đến nay, bị can chính là Nguyễn Thị Thái Hằng (tức Hằng Du Mục, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt) đã bày tỏ sự hối hận về hành vi vi phạm.

Chồng của Na là Nguyễn Văn H, đã mất cách nay 5 năm. Sau khi chồng mất, đến tháng 5/2021 thì con trai út của vợ chồng Na là cháu Nguyễn Văn H (SN 2018) mất. Tiếp đó, đến đầu năm 2023 thì anh kế của H là cháu Nguyễn Văn H cũng qua đời, đến nay được Cơ quan CSĐT xác định do Na nhẫn tâm ra tay sát hại.

Lấp lánh trong niềm tin của người dân xứ đảo là sự kiêu hãnh về hòn đảo tiền tiêu. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, của đời người, cuộc sống của người dân Lý Sơn đã có nhiều đổi thay đến ngỡ ngàng trong ấm no của vùng đảo như ám tiêu chắn trước cửa ngõ biển Đông của xứ biển miền trung.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文