Pháp "vượt mặt" Mỹ, giành hợp đồng tỷ USD bán tàu chiến cho Hy Lạp

18:38 28/09/2021

Hy Lạp quyết định mua 3 tàu chiến của Pháp thay vì của Mỹ, 2 tuần sau khi Australia từ bỏ hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD với Paris để quay sang hợp tác sản xuất cùng Mỹ-Anh.

Politico chiều 28/9 cho biết, Pháp và Hy Lạp đã vừa công bố thỏa thuận quốc phòng lớn, theo đó Athens sẽ chi khoảng 3 tỷ Euro, tương đương 3,5 tỷ USD, để mua 3 tàu hộ vệ tên lửa Belharra của Pháp trong động thái được mô tả là nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa các nước châu Âu.

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lễ công bố thỏa thuận. Ảnh: Getty Images

Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận cùng ngày tại Pháp với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh hợp đồng mua khí tài này đánh dấu bước đi đầu tiên hướng tới chủ quyền chiến lược của châu Âu.

Ông chủ điện Elysee mô tả quyết định của Hy Lạp đã chứng minh sự tin tưởng của Athens vào ngành quốc phòng Pháp. Quan điểm này sau đó được Thủ tướng Hy Lạp ủng hộ. Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý sẽ hỗ trợ quân sự cho đối phương trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột, theo Bloomberg.

Tờ La Tribune thì cho hay, tập đoàn Naval của Pháp, bên cung cấp tàu cho Hy Lạp, đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các tập đoàn quốc phòng lớn như như tập đoàn ThyssenKrupp của Đức, Damen của Hà Lan, Fincantieri của Ý hay đáng chú ý nhất là Lockheed Martin của Mỹ.

Tàu hộ vệ mang tên lửa Belharra của Pháp. Ảnh: NavalGroup

Thỏa thuận Pháp- Hy Lạp được công bố chưa đầy 2 tuần sau khi Pháp nổi cơn thịnh nộ vì Australia công khai hủy hợp đồng mua tàu ngầm diesel - điện trị giá hơn 40 tỷ USD với nước này để chuyển sang phát triển tàu ngầm năng lượng hạt nhân với sự hỗ trợ từ Mỹ và Anh.

Pháp sau đó đã kêu gọi châu Âu tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của chính họ để đáp trả hành động mà Paris mô tả là thiếu tôn trọng đồng minh của Washington, London và Canberra. Giới chuyên gia cho rằng, hợp đồng của Hy Lạp là một chiến thắng của ông Macron.

Đây không phải lần đầu Hy Lạp chi số tiền "khủng" để mua vũ khí Pháp. Hồi đầu năm, Hy Lạp từng tuyên bố chi 3 tỷ USD đặt mua 18 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) sở hữu mẫu khí tài này của Paris. 

Theo NavalNews, tàu hộ vệ tên lửa Belharra, còn gọi là Hộ vệ hạm Phòng thủ và Can thiệp (FDI), có độ choán nước gần 4.500 tấn, dài 122m. Tàu có khả năng di chuyển ở tốc độ 50 km/h với hải trình tối đa 9.300 km, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày với thủy thủ đoàn 110 người.

Tàu thuộc lớp Belharra được trang bị hệ thống radar hiện đại cùng hỏa lực mạnh, với 8 bệ phóng tên lửa diệt hạm Exocets đời mới, 2 cụm 8 ống phóng tên lửa phòng không MBDA Aster 15/30, 2 cụm ống phóng ngư lôi MU90 Impact 323,7 mm, một pháo hạm 76mm cùng 2 súng máy tự động. Chiến hạm cũng có thể chở theo một trực thăng.

Thiện Nhân

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文