Phe ly khai ở Nagorno-Karabakh giải tán chính quyền

18:21 28/09/2023

Lãnh đạo chính quyền thân Armenia ở vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh ký sắc lệnh giải tán tất cả tổ chức từ đầu năm tới theo tinh thần thoả thuận ngừng bắn đạt được với Azerbaijan.

RiaNovosti dẫn sắc lệnh được ông Samvel Shahramanyan, lãnh đạo Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng, ký hôm nay (28/9), toàn bộ cơ quan thuộc chính quyền ly khai thân Armenia và các tổ chức trực thuộc sẽ bị giải tán trước ngày 1/1/2024.

Người dân ở Nagorno-Karabakh sơ tán sau chiến sự. Ảnh: GettyImages

Sắc lệnh này theo đó chấm dứt sự tồn tại của Cộng hòa Nagorno-Karabakh, chính quyền được phe ly khai thành lập ở vùng lãnh thổ này từ năm 1991. "Quyết định được đưa ra dựa trên ưu tiên đảm bảo an ninh vật chất và lợi ích sống còn của người dân", ông Shahramanyan nêu.

Văn bản này cũng ghi rõ cư dân trong khu vực, bao gồm cả những người đã sơ tán, nên “làm quen với các điều kiện tái hòa nhập do Cộng hòa Azerbaijan đưa ra” và tự đưa ra quyết định về việc có nên quay lại Nagorno-Karabakh hay không.

Tất cả cư dân của Nagorno-Karabakh, bao gồm cả quân nhân đã hạ vũ khí, đều được cấp quyền đi lại tự do, tự nguyện và không bị cản trở dọc hành lang Lachin, tuyến đường nối vùng lãnh thổ với Armenia. Hơn 50.000 người đến nay đã rời Nagorno-Karabakh đến Armenia.

Azerbaijan ngày 19/9 mở chiến dịch quân sự chống lực lượng dân quân địa phương thân Armenia ở Nagorno-Karabakh. Ngày 20/9, chiến sự chấm dứt nhờ thỏa thuận do Nga làm trung gian, trong đó, lực lượng ly khai ở Nagorno-Karabakh chấp nhận giải tán và giải giáp vũ khí.

Nagorno-Karabakh thuộc chủ quyền Azerbaijan, nhưng là nơi sinh sống của người gốc Armenia và do lực lượng thân Armenia kiểm soát từ những năm 1990. Vùng đất này từng chứng kiến cuộc xung đột đẫm máu làm gần 5.000 người chết từ tháng 9 đến tháng 11/2020 giữa Azerbaijan và Armenia.

Sau thỏa thuận ngày 20/9 vừa qua, Azerbaijan nhấn mạnh sẽ đảm bảo quyền lợi cho khoảng 120.000 người gốc Amrenia ở Nagorno-Karabakh, bác bỏ các cáo buộc về kế hoạch "thanh lọc sắc tộc" và cam kết biến vùng đất thành "thiên đường".

Thái Hà

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

UBND TP Hà Nội đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ có biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động khai thác cát trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu Công an TP Hà Nội và các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm hành vi khai thác cát, khoáng sản trái phép.

Đối tượng đó là Phạm Khắc Dũng (SN 1984, HKTT tại số 98/455 đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Liên quan đến vụ án trên, ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Dũng về hành vi “Chiếm giữ trái phép tài sản”.

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang trao tặng lẵng hoa và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới chư tôn đức trong Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN và toàn thể tăng, ni, phật tử một mùa Phật đản an lạc, cát tường.

Sáng 20/5, TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến hành vi khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit .

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文