Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tiêm 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19

10:10 03/09/2021

Indonesia đã tiêm hơn 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, đứng đầu Đông Nam Á về số lượng và đứng thứ 6 về tỷ lệ dân chúng được chủng ngừa đầy đủ.

Một người phụ nữ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Indonesia. Ảnh: Anadolu

BangkokPost ngày 2/9 dẫn dữ liệu từ hệ thống giám sát tiêm chủng vaccine của Bloomberg cho hay, ít nhất 23% trong tổng số 270 triệu dân Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, trong khi 13% dân số đã được chủng ngừa đầy đủ.

Indonesia hiện đứng thứ 7 toàn cầu về số liều vaccine ngừa COVID-19 được tiêm, đồng thời là quốc gia tiêm được nhiều vaccine nhất Đông Nam Á.

Tuy nhiên, xét về tỷ lệ dân chúng được tiêm chủng đầy đủ, Indonesia đứng thứ 6 ở khu vực, sau Singapore, Campuchia, Malaysia, Lào và Đông Timor – các quốc gia có dân số thấp hơn, theo dữ liệu của FT.

Với kết quả này, Indonesia đã hoàn tất mục tiêu tiêm chủng giai đoạn đầu của WHO. Trước đó, WHO đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 10% dân số ở mỗi quốc gia vào cuối tháng 9/2021, 40% dân số vào cuối năm 2021 và 70% dân số của mỗi quốc gia vào giữa năm 2022.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn cho rằng Indonesia cần tăng tốc hơn nữa chiến dịch tiêm chủng, trong bối cảnh dịch tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn diễn biến phức tạp. Tính đến sáng 3/9, Indonesia ghi nhận hơn 4,1 triệu ca nhiễm và 134.350 ca tử vong vì COVID-19.

Chính phủ Indonesia cách đây không lâu đặt mục tiêu tiêm 2,5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mỗi ngày vào tháng 8 và tháng 9, song mới tiêm được khoảng một triệu liều mỗi ngày.

Theo dữ liệu của ChinaDaily, Indonesia đã nhận hơn 200 triệu liều vaccine, tính đến ngày 23/8, trong đó 80% là vaccine do hãng dược Trung Quốc Sinovac cung cấp, còn lại là vaccine của Sinopharm, AstraZeneca, Moderna và Pfizer.

Hồi tháng 7/2021, Indonesia đã tăng ngân sách dành cho y tế trong năm 2021 từ 87,6 nghìn tỷ rupiah (6,1 tỷ USD) theo kế hoạch ban đầu lên 194 nghìn tỷ rupiah (13,5 tỷ USD) để tăng cường năng lực xét nghiệm, truy vết ca bệnh và cải thiện công tác điều trị người nhiễm COVID-19.

Thái Hà

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文