Serbia muốn đưa quân đội tới Kosovo

09:43 11/12/2022

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic sẽ yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình NATO cho phép triển khai quân đội tới vùng lãnh thổ Kosovo, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở khu vực.

Reuters ngày 10/12 dẫn lời Tổng thống Aleksandar Vucic thông báo, Chính phủ Serbia sẽ gửi đề nghị tới lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Kosovo do khối quân sự NATO dẫn đầu (KFOR) để mở đường "triển khai binh sĩ quân đội và cảnh sát Serbia tới khu vực Kosovo và Metohija".

Binh sĩ gìn giữ hòa bình KFOR làm nhiệm vụ ở Kosovo. Ảnh: Reuters

KFOR tiến vào Kosovo năm 1999 theo tinh thần Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), được thông qua tháng 6/1999 sau chiến dịch không kích quy mô lớn chống Serbia (khi đó là một thực thể thuộc Liên bang Nam Tư) do NATO tiến hành.

Vẫn theo Nghị quyết 1244, Serbia được phép triển khai 1.000 nhân viên an ninh tới Kosovo trong một số trường hợp, nhưng hoạt động này cần được KFOR chấp thuận. Tổng thống Serbia thừa nhận KFOR gần như chắc chắn sẽ khước từ đề nghị của Serbia.

"Họ sẽ tìm ra vô số lý do để thông báo với chúng tôi rằng điều đó (đưa lực lượng an ninh Serbia đến Kosovo-PV) là không cần thiết và rằng họ đang kiểm soát được tình hình. Chúng tôi sẽ tìm kiếm những động thái pháp lý mới trong tương lai", nhà lãnh đạo Serbia nói thêm.

Kosovo rộng gần 11.000km, có dân số khoảng 1,9 triệu người chủ yếu gốc Albani. Gần 9 năm sau khi lực lượng Serbia bị đẩy lùi khỏi Kosovo, chính quyền vùng lãnh thổ này hồi tháng 2/2008 tuyên bố độc lập, dù không được Serbia, LHQ, Nga và nhiều quốc gia công nhận.

Đợt căng thẳng mới nhất giữa Kosovo và Serbia bùng lên từ hồi tháng 7/2022, khi chính quyền Kosovo muốn buộc người dân sinh sống tại vùng lãnh thổ này sử dụng giấy tờ tùy thân và biển số xe do Pristina cung cấp, kéo theo các cuộc biểu tình quy mô lớn.

Có thời điểm, người biểu tình đã chặn các tuyến đường, dựng chướng ngại vật, khiến một số trạm kiểm soát trên ranh giới giữa Serbia và Kosovo phải đóng cửa. Liên minh châu Âu (EU) rất nỗ lực hòa giải Kosovo và Serbia nhưng chưa đạt kết quả.

Những tranh cãi về Kosovo là trở lại lớn nhất khiến Serbia chưa thể gia nhập EU. Cách đây vài hôm, lãnh đạo vùng Kosovo, bà Vjosa Osmani, cũng tuyên bố sẽ sớm nộp đơn để xin vào EU, dù 5 quốc gia EU là Tây Ban Nha, Slovakia, Cộng hòa Síp, Romania và Hy Lạp chưa công nhận độc lập Kosovo.

Thái Hà

Chiếc xe BMW X3 đời 2016 được đưa ra đấu giá cách đây hơn 3 năm với giá bèo nhưng chỉ có 2 hồ sơ tham gia. Người trúng đấu giá là một người thân quen của ông chủ công ty được lựa chọn đấu giá. Đến nay, chủ sở hữu chính thức của chiếc xe sang này không ai khác chính là chủ nhân của công ty đã tổ chức đấu giá.

Mỹ sẽ chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền Bắc Ba Lan, khi Warsaw muốn trấn an người dân rằng NATO đảm bảo an ninh cho họ trong bối cảnh lo lắng sau chiến thắng bầu cử Tổng thống của ông Donald Trump.

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm đã kéo giá vàng trong nước giảm sâu, vàng nhẫn chính thức rơi xuống dưới 80 triệu đồng/lượng.

Trong vài năm gần đây, Việt Nam xuất hiện một trào lưu đặc biệt: mua bán và sưu tầm thiên thạch. Nhiều người cho rằng loại đá này mang lại may mắn, phong thủy tốt và thậm chí là sức khỏe. Tuy nhiên, thực hư về giá trị của những mẩu đá này lại là một vấn đề phức tạp, đặt ra nhiều dấu hỏi về tính xác thực và cả những vụ lừa đảo lên đến hàng trăm tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文