Thêm gần 20 người chết trong biểu tình ở Bangladesh

07:06 19/07/2024

Tình hình biểu tình bạo lực tiếp tục diễn biến xấu tại Bangladesh trong ngày 18/7, với thêm 19 trường hợp thiệt mạng đã được ghi nhận.

Một cuộc đụng độ của cảnh sát với những người biểu tình tại Dhaka. Ảnh Reuters. 

Như vậy, số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tại Bangladesh đã lên đến 25 kể từ ngày 15/7 khi bạo lực nổ ra tại trường Đại học Dhaka danh tiếng của nước này.

Cùng với những người thiệt mạng, hàng trăm trường hợp bị thương đã được ghi nhận khi cảnh sát phải sử dụng hơi cay, đạn cao su để giải tán đám đông những kẻ quá kích động, đốt cháy nhiều phương tiện giao thông công cộng, đồn cảnh sát và hàng loạt công trình khác.

Các cuộc biểu tình nhen nhóm kể từ khi Thủ tướng Sheikh Hasina lên nắm quyền đầu năm nay và bùng phát bởi tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ. Theo Reuters, gần một phần năm trong 170 triệu dân Bangladesh đang thất nghiệp hoặc không được đi học.

Những người biểu tình yêu cầu nhà nước chấm dứt chính sách ưu tiên dành 30% số việc làm cho thân nhân những cựu chiến binh đã chiến đấu trong cuộc chiến giành độc lập của Bangladesh năm 1971.

Họ cho rằng hệ thống này mang tính phân biệt đối xử và mang lại lợi ích cho những người ủng hộ Thủ tướng Sheikh Hasina và họ muốn chính sách này được thay thế bằng một hệ thống dựa trên thành tích. 

Tờ Prothom Alo của Bangladesh đưa tin, ít nhất 6 người đã chết chỉ riêng ở khu vực Uttara của Dhaka trong các cuộc đụng độ mới nhất giữa người biểu tình chống lại lực lượng an ninh và các nhà hoạt động của đảng cầm quyền. 13 người khác, trong đó có một nhà báo của một cổng thông tin trực tuyến có trụ sở tại Dhaka đã chết ở các khu vực khác của thủ đô.

Nhiều người biểu tình đã tấn công trụ sở của Đài Truyền hình nhà nước Bangladesh, phá cổng chính và đốt cháy các phương tiện cũng như khu vực lễ tân.

Chính phủ Bangladesh đã phải cắt mạng di động để giải tán bớt các cuộc biểu tình. Bên cạnh đó, chính phủ cũng yêu cầu các đại học trên khắp đất nước giúp ngăn chặn biểu tình của sinh viên.

Nhiều người biểu tình hôm 17/7 tuyên bố họ sẽ “đóng cửa hoàn toàn giao thông trên toàn đất nước”, trừ dịch vụ khẩn cấp.

Duy Tiến

Do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra, đêm 7 và rạng sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mưa giông kèm theo gió mạnh. Dọc theo tuyến đường đèo dốc từ Km13-Km21 lên khu du lịch Tam Đảo, huyện Tam Đảo, nhiều cây thông và các cây cổ thụ khác đã gãy đổ, đất đá sạt lở chặn ngang đường.

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文