Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện dừng "cầm chân" Phần Lan, Thụy Điển vào NATO

14:19 05/11/2022

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chính thức phê chuẩn việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho đến khi hai nước này thực hiện các "bước đi" cần thiết.

"Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng các bước thực hiện của Thụy Điển và Phần Lan sẽ quyết định quá trình phê duyệt diễn ra nhanh như thế nào và khi nào nó kết thúc", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói sau cuộc họp kín với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 4/11 (giờ địa phương).

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg "hoan nghênh các bước đi lớn, cụ thể mà cả hai nước đã thực hiện để đưa bản ghi nhớ vào thực tiễn, đồng thời nhấn mạnh rằng việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập sẽ làm cho NATO mạnh hơn", NATO cho biết trong một tuyên bố cùng ngày.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cùng lãnh đạo Thụy Điển, Phần Lan và đại diện NATO sau cuộc đàm phán ở Madrid hồi tháng 6 vừa qua. Ảnh: The Guardian

Phần Lan và Thụy Điển đã bỏ nhiều thập kỷ không liên kết quân sự và tranh giành để trở thành thành viên NATO vào tháng 5, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Song, nỗ lực này vấp phải sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara lâu nay cáo buộc hai quốc gia Bắc Âu cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm vũ trang người Kurd mà Ankara coi là các tổ chức khủng bố, đặc biệt là tổ chức mang tên Đảng Công nhân người Kurd (PKK) hoạt động ở Trung Đông.

Hồi tháng 6 vừa qua, trong một động thái nhượng bộ, một thỏa thuận đã được ký giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển bao gồm các điều khoản về dẫn độ và chia sẻ thông tin. 

Trong một diễn biến có liên quan, tân Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson dự kiến sẽ tới Ankara vào ngày 8/11 tới để hội đàm với Tổng thống Erdogan, trong một chuyến đi mà Stockholm hy vọng sẽ thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tiến trình gia nhập NATO.

Cho đến nay, tất cả 30 quốc gia thành viên NATO ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary đã phê chuẩn việc gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan.

An Nhiên

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文