Thuỵ Điển xin gia nhập NATO nhưng phản đối việc đặt căn cứ quân sự

09:21 16/05/2022

Hôm 15/5, Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền Thụy Điển đã chính thức quyết định xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thông báo này được đưa ra sau khi Phần Lan công bố một quyết định tương tự. 

Phía Thụy Điển cho hay, chính sách không gia nhập liên minh đã phụng sự tốt cho quốc gia này trong thời gian qua nhưng nó không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. 

Trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Thủ tướng Magdalena Andersson khẳng định: "Điều tốt nhất cho an ninh của Thụy Điển là chúng tôi sẽ đăng ký xin gia nhập NATO ngay bây giờ và sẽ làm điều đó cùng Phần Lan".

Thụy Điển nốt gót Phần Lan, quyết định gia nhập NATO. Ảnh: Reuters.

Theo Reuters, bản đánh giá chính sách an ninh được trình bày tại quốc hội Thụy Điển hồi tuần trước đã kết luận rằng việc nước này trở thành thành viên của NATO sẽ giảm nguy cơ xung đột ở Bắc Âu.

Thụy Điển cũng nêu rõ, trong trường hợp đơn xin gia nhập NATO được chấp nhận, nước này sẽ đưa ra những điều kiện đơn phương, phản đối việc đặt các vũ khí hạt nhân và căn cứ quân sự lâu dài trên lãnh thổ Thụy Điển.

Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde đã gọi đây là một "quyết định lịch sử" trong dòng tweet được đăng tải sau thông báo của Thủ tướng Andersson.

Về phía NATO, Tổng thư ký Jens Stoltenberg khẳng định sẽ tìm cách đảm bảo an ninh cho Phần Lan và Thuỵ Điển trong giai đoạn chờ xét đơn xin gia nhập. Dự kiến, việc kết nạp Phần Lan và Thuỵ Điển sẽ là trọng tâm thảo luận của NATO khi khối quân sự này nhóm họp Thượng đỉnh tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào cuối tháng 6 tới.

Liên quan đến vấn đề này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm 15/5  nhấn mạnh Đức sẽ vận động để các thành viên khác của NATO ủng hộ việc đẩy nhanh quy trình kết nạp Phần Lan và Thuỵ Điển. Bộ Ngoại giao Pháp cũng ra thông cáo hoan nghênh ý định của hai quốc gia này.

Được biết, trong số 30 thành viên của NATO mới chỉ có duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng phản đối việc kết nạp Phần Lan và Thuỵ Điển.  Giới phân tích nhận định đây chỉ là chiến lược của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nhằm gây sức ép buộc Phần Lan và Thuỵ Điển từ bỏ sự ủng hộ đối với những lực lượng chống đối chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sống lưu vong tại hai quốc gia này.

Linh Đan

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文