Tiềm năng chung của BRICS thu hút sự tham gia của nhiều nước Đông Nam Á

06:21 31/07/2024

Đây là một phần trong tính toán của các quốc gia Đông Nam Á về lợi ích quốc gia và mong muốn đa dạng hóa các lựa chọn của họ trên trường kinh tế toàn cầu. Theo các nhà phân tích, mong muốn đa dạng hóa các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều các quốc gia Đông Nam Á muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).

Trong tháng 6 vừa qua, Thái Lan đã đệ trình yêu cầu chính thức gia nhập BRICS trong khi Malaysia cũng quyết định gia nhập khối này và “sẽ sớm tiến hành các thủ tục chính thức”. Còn Indonesia thì “vẫn đang nghiên cứu những lợi ích có thể đạt được khi gia nhập BRICS”.

Các quốc gia khác, như Myanmar và Lào, cũng bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Về phần mình, Singapore và Philippines, vẫn chưa đưa ra lập trường về việc gia nhập khối. Theo ông Bhima Yudhistira, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu kinh tế và luật pháp (CELIOS) tại Indonesia, cho biết hầu hết các quốc gia trong ASEAN đều coi Trung Quốc và Ấn Độ là những thị trường truyền thống tiềm năng.

Trong khi đó, Tiến sĩ Alan Chong, nghiên cứu viên cao cấp tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam của Singapore, mô tả BRICS là “một vòng tròn lãnh đạo thay thế khi nói đến quản trị toàn cầu”. Lấy ví dụ về mối quan tâm của Malaysia khi gia nhập nhóm, Tiến sĩ Alan Chong cho rằng, đây có thể “là một cách để nâng cao chính sách đối ngoại của quốc gia này theo một cách rất đặc biệt”.

Các nhà lãnh đạo BRICS tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối ở Johannesburg (Nam Phi) ngày 24/8/2023.

Trong khi một số quốc gia Đông Nam Á đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập BRICS, thì một số quốc gia khác vẫn giữ im lặng về vấn đề này. Nhà kinh tế học Bhima Yudhistira tin rằng, vấn đề này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các quốc gia ASEAN và các thành viên trong nhóm BRICS. “Singapore cảm thấy nếu không gia nhập BRICS, họ cũng vẫn trở thành trung tâm đầu tư và tài chính cho nhiều công ty Trung Quốc. Nước này cũng lo ngại các thỏa thuận song phương và đa phương với Trung Quốc và các quốc gia BRICS khác sẽ bị trùng lặp”, ông nói.

Tuy nhiên, ông tin rằng, sức hấp dẫn của BRICS sẽ tiếp tục hướng đến việc mở rộng để có được những lợi ích kinh tế tiềm năng. “Nhiều quốc gia sẽ quan tâm đến việc gia nhập BRICS nếu các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đưa ra các gói đầu tư hấp dẫn, giảm bớt các rào cản xuất khẩu khác nhau cho các nước BRICS và cung cấp các khoản vay chắc chắn hơn cho các dự án lớn phù hợp với chương trình nghị sự quốc gia”, ông cho hay.

Sự mở rộng của BRICS gần đây đã gây chú ý trên toàn cầu. Đầu năm 2024, khối đã kết nạp thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Trong 15 năm qua, BRICS đã phát triển từ một tổ chức về đầu tư thành một nền tảng chính trị cho hợp tác liên chính phủ với tham vọng mang lại cho khu vực Nam bán cầu nhiều ảnh hưởng hơn trong các vấn đề thế giới. Sự mở rộng của khối này được so sánh với Mỹ và G7, nhưng các nhà lãnh đạo BRICS cho biết họ không nhằm mục đích trở thành đối trọng với các nền kinh tế giàu có.

Các quốc gia thành viên BRICS đại diện cho các nền kinh tế đang phát triển với tiềm năng tăng trưởng to lớn hơn nữa. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Trong khi tăng trưởng kinh tế ở châu Âu đang chậm lại, các nước BRICS mang đến những cơ hội hợp tác và phát triển mới. Giảm sự phụ thuộc vào phương Tây cũng là một yếu tố quan trọng. Một số quốc gia có mục tiêu giảm phụ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước phương Tây. Sự phát triển của các thị trường mới là một lợi ích đáng kể khác.

Tư cách thành viên BRICS có thể mở ra những thị trường và cơ hội đầu tư mới, giúp đa dạng hóa nền kinh tế và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự phụ thuộc vào một hoặc một số đối tác thương mại. Tư cách thành viên của BRICS cũng sẽ cho phép gia tăng khối lượng thương mại với các nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới, từ đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Phát triển quan hệ thương mại với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sẽ mở ra những chân trời mới cho các nhà sản xuất và xuất khẩu các quốc gia thành viên. Tiếp cận công nghệ mới là một khía cạnh quan trọng khác. Hợp tác với các nước có trình độ công nghệ tiên tiến như Trung Quốc, Ấn Độ có thể giúp tiếp cận được các công nghệ và đổi mới tiên tiến, tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế trọng điểm.

BRICS được cho là nền tảng do Bắc Kinh và Moscow dẫn dắt nhằm đối trọng với áp lực địa chính trị từ Washington. Tuy nhiên, việc bổ sung một số quốc gia là bước phát triển đáng kể trong bối cảnh có hơn 60 quốc gia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS vào tháng 8/2023.

Năm 2015, Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), với tên gọi khi đó là Ngân hàng Phát triển BRICS, được thành lập và đạt trụ sở chính tại Thượng Hải (Trung Quốc), nhằm trao cho các thành viên BRICS nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các nguồn tài trợ phát triển và đưa ra giải pháp thay thế cho các tổ chức do Mỹ dẫn dắt như IMF và Ngân hàng Thế giới (WB). Ý tưởng xây dựng “BRICS pay” - hệ thống thanh toán cho các giao dịch giữa các BRICS mà không cần phải chuyển đổi nội tệ sang USD đã nhen nhóm từ đó.

Tuy nhiên, 9 năm sau khi NDB được thành lập, ngân hàng phát triển này vẫn phụ thuộc phần lớn vào đồng USD. Trên toàn cầu, đồng bạc xanh chiếm tới 60% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương. Các cuộc thảo luận về đồng tiền riêng của BRICS đã trở nên sôi nổi trong những tháng gần đây.

Hồi tháng 2, đa số các nước BRICS đều ủng hộ ý tưởng thành lập cơ chế thanh toán tài chính quốc tế độc lập cũng như việc từ bỏ đồng USD và chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ của các nước thành viên.

Theo Watcher.guru, kế hoạch đầy tham vọng này đang có những tiến triển khi đồng tiền chung BRICS có thể sẵn sàng trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi tài chính toàn cầu trong tương lai gần. Trong tháng này, các thành viên BRICS là Nga và Iran tuyên bố sẽ bắt đầu sử dụng đồng tiền BRICS ngay trong ngày ra mắt và loại bỏ đồng USD trong giao dịch.

Khổng Hà

Ngày 27/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc kiểm tra thông tin cá nhân, số lượng trái phiếu nắm giữ của bị hại, đương sự trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị liên quan. 

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Trong những ngày này các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá năm 2024 tại Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La đang mong chờ ngày công bố quyết định chính thức. Trong niềm phấn khởi vì được ra tù theo diện đặc xá, nhiều phạm nhân bày tỏ sự biết ơn của mình đối với những cán bộ quản giáo đã quan tâm, giúp đỡ, động viên họ trong những năm tháng cải tạo, trở về nẻo thiện.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文