Triều Tiên phản ứng gay gắt trước cáo buộc chuyển vũ khí cho Nga

08:06 08/11/2022

Bộ Quốc phòng CHDCND Triều Tiên mạnh mẽ lên án "tin đồn giao dịch vũ khí với Nga", gọi đây là một câu chuyện được dựng với âm mưu chống lại Bình Nhưỡng, truyền thông nước này đưa tin.

Hình ảnh một cuộc tập trận của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tối 7/11 (giờ địa phương) dẫn lời đại diện Bộ Quốc phòng nước này nhấn mạnh: "Triều Tiên chưa bao giờ có giao dịch vũ khí với Nga và cũng không có kế hoạch làm như vậy trong tương lai".

Tuyên bố này được đưa ra sau những lập luận từ phía Triều Tiên cho rằng Mỹ đã liên tục tung ra tin đồn giao dịch vô căn cứ giữa Triều Tiên và Nga. Bình Nhưỡng coi đây là một phần trong những nỗ lực thù địch nhằm làm hoen ố hình ảnh nước này trên trường quốc tế.

Hồi cuối tháng 9 vừa qua, Triều Tiên cũng lần đầu lên tiếng khẳng định nước này chưa từng chuyển vũ khí cho Nga và không có kế hoạch như vậy, đồng thời yêu cầu Mỹ "ngừng tung tin".

Giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin này.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng ra thông cáo báo chí lên tiếng phản đối tuyên bố của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên gần đây. 

Theo đó, Triều Tiên nhấn mạnh rằng, các cuộc tập trận phản công do quân đội nước này tiến hành là phản ứng đáp trả cuộc tập trận không quân kết hợp lớn nhất từ ​​trước đến nay do Mỹ và Hàn Quốc tổ chức.

Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 4/11 đã lên án các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên, kêu gọi Bình Nhưỡng “ngay lập tức dừng hành động khiêu khích” và thực hiện các bước đi để nối lại đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Phía Triều Tiên cho rằng những bình luận này là "không công bằng và mang thành kiến" đối với các hành động phản công của Triều Tiên, vốn chỉ nhằm mục đích tự vệ để đối phó với các hành động khiêu khích quân sự của Mỹ, theo KCNA.

An Nhiên

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文