Trung Quốc và châu Phi “xích lại gần nhau”

07:40 24/08/2024

Điều này được phản ánh khi hai bên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi năm 2024 vào tháng 9 tới. Đây là lần thứ tư hội nghị này được tổ chức sau Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi tổ chức vào các năm 2006, 2015 và 2018 tại Bắc Kinh và Johannesburg (Nam Phi). Đây cũng là sự kiện ngoại giao có quy mô lớn nhất và nhiều lãnh đạo nước ngoài tham dự nhất được Trung Quốc tổ chức trong những năm gần đây.

Theo thông báo ngày 23/8 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 4-6/9. Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại lễ khai mạc vào ngày 5/9. Lãnh đạo các nước châu Phi và Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) sẽ dẫn đầu các phái đoàn tham dự hội nghị. Tổng Thư ký Liên hợp quốc tham dự với vai trò khách mời đặc biệt, trong khi một số tổ chức quốc tế và khu vực liên quan sẽ tham dự các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị với tư cách quan sát viên.

Đây là sự kiện ngoại giao chủ nhà có quy mô lớn nhất và nhiều lãnh đạo nước ngoài tham dự nhất được Trung Quốc tổ chức trong những năm gần đây.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông cho biết, lần đầu tiên các cuộc họp cấp cao sẽ được tổ chức đồng thời tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, xoay quanh các chủ đề “Quản trị và điều hành đất nước”, “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp”, “Hòa bình và an ninh” và “Chung tay xây dựng Vành đai và Con đường chất lượng cao” - chiến lược của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng kết nối Trung Quốc với thế giới.

Thứ trưởng Trần Hiểu Đông (trái) thông báo về Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi năm 2024. Ảnh: The Paper

Theo Thứ trưởng Trần Hiểu Đông, những chủ đề lớn trên phản ánh mối quan tâm và kỳ vọng chung của Trung Quốc và châu Phi đối với quá trình phát triển hiện đại hóa, cũng là những định hướng chính để xây dựng Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi trong thời đại mới. Các diễn này sẽ là nơi để các bên đi sâu trao đổi những vấn đề quan trọng nhất và cấp bách nhất trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi, nhằm tạo động lực mạnh mẽ hơn cho việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-châu Phi cấp độ cao.

Sau thời gian tạm lắng do đại dịch COVID-19, chương trình hợp tác kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đã phục hồi trở lại với châu Phi là trọng tâm chính. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trích dẫn hàng tỷ USD cam kết cho những dự án xây dựng mới và ghi nhận thương mại hai chiều làm bằng chứng trong việc hỗ trợ hiện đại hóa “lục địa đen” cũng như thúc đẩy hợp tác “đôi bên cùng có lợi”.

Theo Viện Griffith châu Á tại Đại học Griffith của Australia, trong khi đầu tư mới của Trung Quốc vào châu Phi đã tăng 114% trong năm ngoái, họ tập trung chủ yếu vào các khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và các kế hoạch của Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế vốn bị đại dịch làm trì trệ. Những khoáng sản và đặc biệt là nguồn dầu mỏ này cũng thống trị quan hệ thương mại giữa hai bên, dù Trung Quốc đã có những nỗ lực nhằm tăng cường nhập khẩu các mặt hàng khác từ châu Phi, như các sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp.

Các khoản cho vay có chủ quyền của Trung Quốc, từng là nguồn tài chính chính cho cơ sở hạ tầng của châu Phi, đang ở mức thấp nhất trong hai thập niên. Và quan hệ đối tác công-tư (PPP), mà Trung Quốc coi là phương tiện đầu tư ưa thích mới trên toàn cầu, vẫn chưa thu hút được sự chú ý ở châu Phi. Kết quả là dẫn đến mối quan hệ một chiều hơn những gì Bắc Kinh mong muốn, một mối quan hệ bị chi phối bởi việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ châu Phi và một số nhà phân tích cho rằng, có dấu vết của mối quan hệ kinh tế của châu Âu thời thuộc địa với lục địa này.

Chuyên gia Eric Olander, đồng sáng lập trang web và podcast của Dự án Trung Quốc – Nam Toàn cầu (China-Global South Project), cho biết: “Đây là điều mà nước Anh vào cuối thế kỷ 19 từng làm như vậy”. Trung Quốc đã bác bỏ những nhận định trên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh trong một tuyên bố: “Châu Phi có quyền, năng lực và trí tuệ để phát triển quan hệ đối ngoại và lựa chọn đối tác. Sự hỗ trợ thiết thực của Trung Quốc đối với con đường hiện đại hóa của châu Phi phù hợp với đặc điểm riêng của nước này đã được ngày càng nhiều nước châu Phi hoan nghênh”.

Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở châu Phi, trọng tâm của BRI, đã phát triển nhanh chóng trong hai thập niên trước đại dịch COVID-19. Các công ty Trung Quốc đã xây dựng cảng, nhà máy thủy điện và đường sắt trên khắp lục địa, được tài trợ chủ yếu thông qua các khoản vay chính phủ. Cam kết cho vay hàng năm đạt đỉnh 28,4 tỷ USD vào năm 2016, theo Sáng kiến Trung Quốc toàn cầu tại Đại học Boston. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 sau đó đã khiến nhiều dự án xây dựng của Trung Quốc ở châu Phi bị đình trệ.

Viện Griffith châu Á ước tính tổng mức đầu tư theo cam kết của Trung Quốc vào châu Phi, kết hợp giữa các hợp đồng xây dựng và cam kết đầu tư, ở mức 21,7 tỷ USD vào năm ngoái, khiến nước này trở thành quốc gia cung cấp viện trợ lớn nhất trong khu vực. Trong khi đó, dữ liệu từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington D.C, cho thấy các khoản đầu tư thực tế đạt gần 11 tỷ USD vào năm 2023. Nhưng khoảng 7,8 tỷ USD trong số đó dành cho khai thác mỏ, như mỏ đồng Khoemacau của Botswana được MMG Ltd của Trung Quốc mua với giá 1,9 tỷ USD, cùng các mỏ coban và lithium ở các quốc gia như Namibia, Zambia và Zimbabwe.

Việc tìm kiếm các khoáng sản quan trọng cũng đang thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ, vào tháng 1/2024, các công ty Trung Quốc đã cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng lên tới 7 tỷ USD để sửa đổi thỏa thuận liên doanh về đồng và coban với CH Congo.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, thương mại hai chiều đạt mức kỷ lục 282 tỷ USD vào năm ngoái. Nhưng đồng thời, giá trị xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc giảm 7%, chủ yếu do giá dầu giảm và thâm hụt thương mại tăng 46%.

Để xoa dịu mối lo ngại của một số nhà lãnh đạo châu Phi về thâm hụt cán cân thương mại, tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi ở Johannesburg vào tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh sẽ đưa ra các sáng kiến hỗ trợ hiện đại hóa sản xuất và nông nghiệp của lục địa này - những lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách châu Phi coi là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách thương mại, đa dạng hóa nền kinh tế và tạo việc làm. Trung Quốc cũng cam kết tăng nhập khẩu nông sản từ châu Phi.

Khổng Hà (tổng hợp

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

Sáng 21/12, nhận được thông tin bệnh nhân Đào Thị S (SN 1991, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng cần gấp lượng lớn máu để phục vụ cấp cứu, Ban Chấp hành Chi đoàn Công an huyện Duy Xuyên đã thông báo huy động đoàn viên trong "Ngân hàng máu sống", sau đó Đại úy Trần Duy cùng 2 đoàn viên khác xung phong lên đường ra Đà Nẵng để hiến máu cứu người.

14 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa tiệc tại quận Long Biên (Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, có 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực, lọc máu, thậm chí đặt ống nội khí quản, thở máy. 

Ngày 21/12, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt xoá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán. Đây là đường dây do các đối tượng người nước ngoài, câu kết với các đối tượng người Việt Nam thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, TP ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Đã gần 10 ngày trôi qua nhưng đến nay, người dân thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) chưa hết bàng hoàng trước cái chết của bà Sử Thu Nga (SN 1954), mà hung thủ là hai thiếu niên 13 tuổi ngụ cùng địa phương với nạn nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文