Trung Quốc và cơ hội mở rộng tại Trung Á

06:32 31/07/2022

Căng thẳng Nga-Ukraine gây ra những thay đổi lớn trong việc kết nối của lục địa Á-Âu. Vấn đề kết nối lâu nay vẫn là một chủ đề chính trong chương trình nghị sự hợp tác Trung Quốc-Trung Á, nhưng mức độ liên quan chắc chắn sẽ còn tăng lên.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã có những tác động sâu rộng khắp lục địa Á-Âu. Một khu vực đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tốc độ thay đổi là Trung Á. Tại đây, Nga, Trung Quốc và Iran, ba cường quốc vốn sẵn sàng thay đổi trật tự thế giới hiện tại, đang tìm cách áp đặt một mô hình chủ nghĩa khu vực, trong đó loại bỏ các cường quốc ngoài khu vực, chủ yếu là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), bằng cách đóng một vai trò tích cực.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á lần thứ 3 hồi tháng 6 vừa qua. Ảnh: EFE

Tuy nhiên, xu hướng này không chỉ được giới hạn trong khu vực khi những diễn biến tương tự đang xảy ra ở những nơi khác trên khắp lục địa, từ Biển Đen, Nam Caucasus cho tới Biển Đông, nơi cuộc chạy đua hướng tới việc thiết lập môi trường ảnh hưởng đang được đẩy nhanh. Tất nhiên, yếu tố quan trọng nhất làm thay đổi cuộc chơi đối với tình hình địa chính trị khu vực chính là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Cuộc xung đột này có nguy cơ làm xói mòn sự cân bằng mà Moscow và Bắc Kinh đã duy trì thành công tại Trung Á. Sự “phân công lao động” không chính thức, với Nga là nhân tố an ninh chính, trong khi Trung Quốc tập trung vào việc can dự kinh tế, đã thường xuyên bị thách thức khi Bắc Kinh cũng thâm nhập vào các lĩnh vực an ninh. Giờ đây, tốc độ thay đổi có thể còn nhanh chóng hơn nữa.

Căng thẳng tại Ukraine đã đặt các quốc gia láng giềng vào tình trạng cảnh giác cao độ. Thậm chí, những nước trước đây theo Nga cũng không cảm thấy an toàn, trong đó có Kazakhstan. Tuy nhiên, khi đánh giá một cách sâu hơn, Kazakhstan có thể thực sự tự tin hơn so với các quốc gia láng giềng khác của Nga. Một yếu tố quan trọng cần xem xét đó là từ lâu Trung Quốc đã coi Kazakhstan là cửa ngõ vào châu Âu và là một phần quan trọng của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Điều này tạo cho Kazakhstan có nhiều không gian hơn để ứng biến. Việc căng thẳng Nga-Ukraine tạo ra sự rạn nứt trong quan hệ giữa Moscow với các nước láng giềng Trung Âu đã tạo ra một không gian rộng mở cho hoạt động ngoại giao và kinh tế, cho phép Bắc Kinh giành được vị thế vững chắc hơn trong các vấn đề của khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ phải thận trọng. Bắc Kinh chắc chắn sẽ không muốn có những động thái đáng kể để làm suy yếu mối quan hệ với Nga. Các vấn đề lớn hơn như cạnh tranh với Mỹ đã tạo ra tiền lệ và Bắc Kinh vẫn luôn khẳng định sẽ ủng hộ Nga về mặt chính trị trên trường quốc tế bất chấp chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Mặc dù vậy, Trung Quốc được cho là sẽ can dự nhiều hơn với Trung Á, đặc biệt là với Kazakhstan. Tác động lây lan từ việc kinh tế Nga gặp rắc rối (bao gồm cả lượng kiều hối giảm) sẽ thôi thúc các quốc gia Trung Á sớm nắm lấy các khoản đầu tư của Trung Quốc. Hơn nữa, tăng cường hợp tác với Trung Quốc có thể là một phương thức để các nước trong khu vực này tự vệ.

Những toan tính như vậy đã được thể hiện hồi đầu tháng sáu vừa qua khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á lần thứ 3 (C+C5), nơi các đại biểu đã nhất trí phát triển một cấu trúc cho các cuộc họp thường xuyên giữa nguyên thủ quốc gia của các nhóm không chính thức. Hội nghị còn thông qua 4 văn kiện chung, trong đó có các vấn đề về an toàn dữ liệu và tăng cường kết nối. Phía Trung Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ luôn đứng sau các quốc gia Trung Á để thể hiện sự ủng hộ đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Các bên cũng nhất trí 10 điểm về hợp tác trong khuôn khổ BRI và duy trì một nền tảng an ninh khu vực không thể chia rẽ. Trong vấn đề này, Trung Quốc về cơ bản vẫn lặp lại quan điểm của Nga về an ninh tại khu vực láng giềng trung gian, đồng thời Bắc Kinh cũng phát đi tín hiệu rằng Nga sẽ không được phép đe dọa các lợi ích an ninh riêng của Trung Quốc.

Căng thẳng Nga-Ukraine gây ra những thay đổi lớn trong việc kết nối của lục địa Á-Âu. Vấn đề kết nối lâu nay vẫn là một chủ đề chính trong chương trình nghị sự hợp tác Trung Quốc-Trung Á, nhưng mức độ liên quan chắc chắn sẽ còn tăng lên. Tuyến đường Nga được Trung Quốc sử dụng để vươn tới châu Âu bằng đường sắt đã bị chặn lại do các lệnh trừng phạt chống Nga và Bắc Kinh đã tìm kiếm các tuyến đường thay thế để đảm bảo các dòng chảy thương mại không bị cản trở. Điều này đặt Kazakhstan vào một vị trí thuận lợi vì Hành lang Giữa kéo từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Biển Caspi sẽ không thể hoạt động nếu thiếu các cảng của Kazakhstan. Những dấu hiệu ban đầu của việc tái hiện Hành lang Giữa tỏ ra khá hứa hẹn. Trung chuyển hàng hóa khắp Trung Á và Caucasus được kỳ vọng sẽ tăng gấp 6 lần lên 3,2 triệu tấn/năm.

Trong tháng 4/2022, tập đoàn vận tải Maersk của Đan Mạch đã khởi động một tuyến đường sắt mới dọc theo Hành lang Giữa để đối phó với tình hình địa chính trị đang thay đổi tại lục địa Á-Âu. Ngày 10/5, một công ty khác là Nurminen Logistcs của Phần Lan đã bắt đầu chạy một tuyến tàu container từ Trung Quốc tới Trung Á thông qua tuyến đường xuyên Caspi. Diễn biến này cũng thúc đẩy hợp tác giữa các nhân tố khu vực dọc theo tuyến đường. Đầu tháng 5/2022, công ty đường sắt Gruzia đã nhóm họp tại Ankara với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Kazakhstan nhằm thảo luận về Hành lang Giữa của dự án Tuyến vận tải Quốc tế xuyên Caspi. Ngày 25/5, công ty đường sắt quốc gia Gruzia thông báo sẽ hợp tác với các công ty Azerbaijan và Kazakhstan để phát triển một tuyến vận tải mới sử dụng các tàu trung chuyển giữa Pot của Gruzia với Constanta (Romania). Việc hợp tác này có được sau một tuyên bố chung của Azerbaijan, Gruzia, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tháng 3/2022 về việc cải thiện tiềm năng vận tải của khu vực.

Trong việc tái tạo Hành lang Giữa, Trung Quốc và Kazakhstan cũng tìm kiếm sự ủng hộ nhiều hơn từ các nhân tố khác, cụ thể là từ Thổ Nhĩ Kỳ. Dù có thể đi sau Trung Quốc và Nga về những gì có thể cung cấp cho các quốc gia trong khu vực, song Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một giải pháp thay thế đối với những người “sợ” Nga nhưng cũng cảm thấy không thoải mái khi dựa dẫm nhiều vào Trung Quốc.

Do vậy, căng thẳng tại Nga đã tạo ra những cơ hội đáng kể cho Trung Quốc tại khu vực Trung Á. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn sẽ loại bỏ ảnh hưởng của Nga và tận dụng các cơ hội mới xuất hiện này, chẳng hạn như bằng cách giúp Kazakhstan đa dạng hóa thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về kinh tế và chính trị, hoặc xây dựng Hành lang Giữa như một sự thay thế tiềm năng. Về phía Nga, khi căng thẳng tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, việc có được sự hậu thuẫn của Bắc Kinh dường như còn quan trọng hơn nhiều.

Khổng Hà (tổng hợp)

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文