Tương lai nào cho "Sáng kiến Biển Đen"?

09:03 19/11/2022

Mặc dù đã nhận được “cơn mưa” lời khen từ các nhà lãnh đạo quốc tế, song, giới chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại về triển vọng của thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sau 4 tháng nữa khi Nga cho biết các yêu cầu của nước này vẫn chưa được giải quyết đầy đủ.

Ngay trước thời điểm hết hạn chỉ 2 ngày, thỏa thuận xuất khẩu nông sản từ Ukraine nhằm giảm bớt tình trạng thiếu lương thực toàn cầu ngày 17/11 đã được gia hạn thêm 4 tháng. Bộ Ngoại giao Nga cũng xác nhận gia hạn thỏa thuận ngũ cốc trong 120 ngày bắt đầu từ ngày 18/11 mà không có bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận hiện tại.

Tuy nhiên, thời gian gia hạn 120 ngày ít hơn kỳ vọng của Liên hợp quốc (LHQ) và Ukraine về thời gian một năm. Dù vậy, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã lên tiếng hoan nghênh việc gia hạn thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen, nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận đã giúp thế giới “tránh được một cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu”.

Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển dọc Eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ, khi trên đường tới Tripoli, Liban, ngày 3/8.

Ông khẳng định LHQ “cam kết loại bỏ hoàn toàn những trở ngại còn lại đối với việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón từ Nga” - một phần của thỏa thuận mà Moscow coi là quan trọng. Theo ông, thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen đã giúp hạ nhiệt giá cả trên toàn cầu và tránh cho thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng lương thực. Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh thỏa thuận ngũ cốc, hay còn gọi là Sáng kiến Biển Đen, tiếp tục chứng tỏ tầm quan trọng của ngoại giao kín đáo trong bối cảnh cần tìm kiếm các giải pháp đa phương.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) Rebeca Grynspan bày tỏ rằng, việc gia hạn thỏa thuận là tin tốt cho an ninh lương thực toàn cầu và cho các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng sẽ giúp giải quyết những khó khăn về nguồn cung phân bón.

Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những bên bảo trợ chính cho thỏa thuận, cũng ngay lập tức đánh giá cao việc gia hạn thỏa thuận thêm 4 tháng. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, việc thực thi thỏa thuận đóng vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì an ninh lương thực toàn cầu. Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định, việc nối lại hoạt động xuất khẩu nông sản của Ukraine là “điều khiến thế giới thấy rõ hơn tầm quan trọng của nước này”.

“Hàng chục triệu người, chủ yếu ở các nước châu Phi, đã được cứu thoát khỏi nạn đói, đặc biệt là nhờ các nguồn cung từ các cảng của chúng tôi theo khuôn khổ Chương trình Lương thực của LHQ. Điều này cũng có thể làm giảm căng thẳng trên thị trường lương thực toàn cầu. Tức là giá lương thực thấp hơn đáng kể so với khi chúng tôi không xuất khẩu lương thực”, Tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh.

Thời gian gia hạn thỏa thuận là 120 ngày vốn ít hơn khoảng thời gian một năm mà LHQ và Ukraine mong đợi, song phía Nga đánh giá thời hạn này là “hợp lý”. Bộ Ngoại giao Nga hy vọng LHQ sẽ thực hiện lời hứa dỡ bỏ những hạn chế đối với việc xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga. Nga muốn đẩy mạnh việc xuất khẩu khí Amoniac, thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón, thông qua các đường ống qua biển Đen. Nước này còn muốn LHQ cam kết ngăn chặn những hành vi lợi dụng hành lang nhân đạo ở Biển Đen để thực hiện các mục tiêu quân sự.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “LHQ đã cam kết sẽ đảm bảo hoạt động xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga. Chúng tôi nhận thấy rằng những gì mà LHQ đã làm thực sự mang lại kết quả. Đã có một tuyên bố chung từ Mỹ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) về việc dỡ bỏ các cơ chế trừng phạt đối với các nhà xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga. Đây là một động thái quan trọng và tích cực”.

Mặc dù Nga vừa nhất trí gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Biển Đen, song theo giới phân tích, lý do chính khiến Nga đưa ra quyết định như vậy đối với Thỏa thuận ngũ cốc là để giữ cho xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này an toàn trước các lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt. Nga quay trở lại với thỏa thuận ngũ cốc song số phận của thỏa thuận này vẫn khá bấp bênh, khi một phần nội dung liên quan tới xuất khẩu ngũ cốc, thực phẩm và phân bón của Nga trên thực tế không hề được triển khai một cách dễ dàng. Xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga đang gặp nhiều khó khăn bởi các biện pháp trừng phạt ngầm. Việc Mỹ, EU và Anh áp đặt trừng phạt đang khiến các giao dịch tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp trở nên khó khăn hơn do nhà điều hành chính của Nga là Rosselkhozbank đã bị hạn chế. Bộ Ngoại giao Nga đang rất trông đợi những lo ngại liên quan tới xuất khẩu sẽ sớm được xem xét đầy đủ trong những tháng tới.

Sau thông tin thỏa thuận ngũ cốc được gia hạn, giá lúa mỳ tại Chicago đã giảm 2% và trong khi giá ngô giảm 1,3%. Song, một thương nhân người Pháp lưu ý thỏa thuận sẽ chỉ kéo dài trong bốn tháng. Điều này đồng nghĩa với việc không có sự chắc chắn sau bốn tháng nữa. Câu hỏi được đặt ra là liệu Nga có tiếp tục ký gia hạn hay không? Ukraine và Nga là những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn trên toàn cầu. Nga là nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp phân bón chính cho thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, hãng Reuters trích hai nguồn tin thân cận cho biết việc xuất khẩu Amoniac của Nga thông qua một đường ống dẫn đến Biển Đen vẫn chưa được thống nhất. Moscow sẽ tiếp tục nỗ lực để nối lại hoạt động xuất khẩu mặt hàng này. Kể từ tháng bảy, Nga đã nhiều lần cho biết các lô hàng ngũ cốc và phân bón của nước này đã bị hạn chế do các lệnh trừng phạt. Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ xem xét đầy đủ các điều kiện để tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của họ trong những tháng tới.

Sự sụt giảm các chuyến hàng ngũ cốc của Ukraine sau xung đột với Nga vào cuối tháng 2/2022 đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu sau những tác động của đại dịch COVID-19 và các cú sốc liên quan đến biến đổi khí hậu. Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được Nga và Ukraine ký riêng rẽ với LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/7, tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu. Thỏa thuận này đã giúp nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ ba cảng ở Ukraine, nhà sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu lớn.

Khổng Hà (tổng hợp)

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文