Tương lai nào với xung đột Nga – Ukraine

06:51 25/08/2022

Ukraine năm nay phải trải qua một Ngày Quốc khánh với rất nhiều câu hỏi lớn khi mà ngày 24/8/2022 đánh dấu 31 năm nước này tách khỏi Liên Xô năm 1991, đồng thời cũng là thời điểm tròn 6 tháng Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây.

Tính tới hiện tại, cuộc chiến đã gây ra những tổn thất lớn với Kiev, Moscow và cả thế giới, nhưng đôi bên vẫn chưa có dấu hiệu ngừng bắn. Giới chuyên gia nhận định, cả Kiev và Moscow đều tin rằng họ có thể tạo ra lợi thế quân sự, nên khó có khả năng xung đột sẽ sớm kết thúc.

Nếu chiến sự kéo dài sang năm 2023, tình hình sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ từ phương Tây cho Ukraine. Nguồn: Shutterstock.

Xung đột Nga - Ukraine chính thức bước sang tháng thứ 7 vào ngày 25/8. Tình hình đôi bên hiện ngày càng căng thẳng hơn sau vụ bà Darya Dugina - con gái của nhà tư tưởng nổi tiếng nước Nga Alexander Dugin, bị ám sát. Phía Nga cho rằng các đặc vụ Ukraine đã cài bom vào xe hơi của bà ở Moscow nhưng Kiev phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến vụ ám sát mà một số quan điểm nghi ngờ rằng mục tiêu chính là nhằm vào ông Dugin - người được cho là "bộ não" của Tổng thống Vladimir Putin.

Theo ông Steve Ganyard - cựu Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, trên thực địa, Nga đang tiếp tục tấn công với tiến độ chậm ở Donbass để hạn chế tối đa thương vong cho dân thường, nhưng sự việc nêu trên có thể là một trong những lý do dẫn tới kịch bản Nga đẩy mạnh tấn công và giành quyền kiểm soát toàn bộ Donbass, khiến Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán.

Ông Steve Ganyard phân tích: "Nơi mà Nga đang đẩy mạnh cuộc tiến công, từ phía Đông sang phía Tây, được coi là giỏ bánh mì của Ukraine. Khu vực này không chỉ là nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp mà còn có những cánh đồng rất trù phú, mang lại lợi ích lớn cho nông nghiệp. Tất cả hàng hóa đều được vận chuyển qua sông Dnipro. Nếu Nga giành quyền kiểm soát Donbass, họ chắc chắn sẽ khiến nền kinh tế Ukraine sụt giảm một nửa". Ông Ganyard nhấn mạnh, xung đột Nga - Ukraine sẽ kéo dài là điều không tránh khỏi nhưng thời gian không đứng về phía Ukraine và rằng nếu Ukraine không có đủ vũ khí để đẩy lùi Nga hoặc không thể cầm cự trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu, họ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.

Đồng tình với quan điểm của ông Steve Ganyard về việc xung đột Nga - Ukraine sẽ không thể sớm kết thúc, bà Marie Dumoulin, Giám đốc tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ đối ngoại, nêu rõ: "Mỗi bên đều cho rằng họ vẫn có thể tạo ra lợi thế quân sự, vì vậy khó có khả năng xung đột sẽ sớm kết thúc". Tuy nhiên, bà Marie Dumoulin nhận định, sự hỗ trợ lớn từ các đồng minh phương Tây sẽ kéo theo kịch bản Ukraine ngày càng quyết tâm giành lại các phần lãnh thổ bị phía Nga kiểm soát, nhất là Donbass và ông Putin có thể sẽ tìm cách dừng chiến sự để bảo toàn lực lượng cũng như phương tiện. Bà Marie Dumoulin viện dẫn, hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) với độ chính xác lớn mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã giúp năng lực quân sự của Kiev tăng lên đáng kể. Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo này để nhằm vào các kho đạn dược và tuyến tiếp tế của Nga ở sau chiến tuyến. Không những vậy, con số thương vong của quân đội Nga có thể rơi vào khoảng 70.000 - 80.000 người trong sáu tháng qua nên kế hoạch tập hợp và mở đợt tấn công mới vào Kiev sẽ là thách thức lớn đối với Moscow bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không ban bố lệnh tổng động viên. "Nếu Ukraine giành lại một số vùng lãnh thổ ở Donbass mà các lực lượng Nga chiếm giữ kể từ khi giao tranh nổ ra, Tổng thống Putin có thể sẽ tuyên bố Nga đã đạt được mục tiêu để tránh phải mất số lượng lớn binh sĩ và khí tài quân sự", bà Marie Dumoulin nói. Được biết, trong bài phát biểu trên truyền hình nhân Ngày Quốc khánh, Tổng thống Zelensky cho biết: "Một quốc gia mới (chỉ Ukraine) đã xuất hiện trên thế giới vào lúc 4 giờ sáng 24/2/2022. Quốc gia đó không được sinh ra, mà là tái sinh. Một quốc gia không khóc, không la hét hay sợ hãi. Một quốc gia không trốn chạy và không bỏ cuộc. Điều gì đối với chúng tôi là kết thúc của chiến tranh? Chúng tôi từng nói rằng đó là hòa bình. Nhưng bây giờ đối với chúng tôi, đó là một chiến thắng".

Theo một số chuyên gia, nếu tính đến kịch bản nêu trên thì không thể không bàn đến kịch bản khi Ukraine giành lại lãnh thổ ở Donbass, Nga sẽ phản công quyết liệt hơn. The Guardian dẫn lời giới quan sát đặt ra câu hỏi lớn: "Người Ukraine càng giành được nhiều lợi thế thì tình hình lại càng trở nên nguy hiểm hơn vì Nga có thể phản ứng theo cách gây leo thang xung đột để giảm leo thang (escalates to de-escalate). Thuật ngữ này từng được dùng trong quá khứ và thường ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường. Nếu Ukraine tiếp tục đạt được những bước tiến lớn, câu hỏi đặt ra là ông Putin sẽ làm gì để cứu lấy vị thế của Nga. Liệu ông có thực hiện hành động gây chấn động dư luận quốc tế để buộc Ukraine phải đầu hàng sớm hay không?". Ngoài ra, trong trường hợp Ukraine không thể giành lại Donbass, kịch bản về việc quân đội nước này đẩy mạnh tấn công về phía Nam nhằm gây sức ép cho Nga cũng cần tính đến. Thành phố cảng Kherson ở phía Bắc bán đảo Crimea là thành phố đầu tiên Nga giành quyền kiểm soát sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2. Thành phố này là chìa khóa giúp Ukraine tiếp cận biển Đen và vận chuyển hàng hóa. Nhiều chuyên gia trong đó có ông Ganyard cho rằng, nếu Ukraine thực hiện thành công cuộc phản công ở Kherson và tiếp tục đe dọa Crimea, nước nàysẽ có lợi thế trên bàn đàm phán. "Tổng thống Ukraine Zelensky nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây sức ép với Tổng thống Putin, chẳng hạn như đe dọa làm gián đoạn nguồn cung nước ngọt cho bán đảo Crimea", ông Ganyard lưu ý.

Hiện vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ về ý định của các bên. Khi thời tiết chuyển sang mùa thu và mùa đông, việc di chuyển binh sĩ và phương tiện gặp nhiều khó khăn hơn do các con đường lầy lội, nhiều khả năng sẽ có một số cuộc đàm phán. Nhưng ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy cả Nga và Ukraine sẽ giảm tần suất các hoạt động quân sự. Nếu chiến sự kéo dài sang năm 2023, tình hình sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ từ phương Tây cho Ukraine. Ông Keir Giles, chuyên gia cấp cao của Tổ chức tư vấn Chatham House cho rằng: "Đối với phương Tây, mùa đông năm nay sẽ là một phép thử về vấn đề Ukraine. Thách thức đối với Ukraine cũng giống như ngày đầu là giữ phương Tây ở bên để hỗ trợ. Đó có thể là lý do vì sao ông Zelensky muốn chiến tranh kết thúc trước Giáng sinh, bởi các vấn đề thực tế sẽ ngăn phương Tây giữ lời hứa".

Linh Đan

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文