Ukraine đính chính tin đã thượng cờ ở đảo Rắn

09:12 05/07/2022

Quân đội Ukraine đính chính thông tin binh sĩ nước này đặt chân lên đảo Rắn để cắm cờ, cho biết chỉ mới đưa lá cờ tới hòn đảo trên biển Đen bằng trực thăng.

Reuters ngày 4/7 dẫn lời bà Natalia Humeniuk, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh tác chiến miền Nam của quân đội Ukraine, cho biết, "quốc kì Ukraine đã được trực thăng thả xuống đảo Rắn (đảo Zmiinyi) và nó đang chờ đợi quân đội tới để được treo lên".

Đảo Rắn trước khi chiến sự nổ ra. Ảnh: Getty Images

"Chưa có quân nhân Ukraine nào đặt chân lên đảo, không ai mạo hiểm chỉ để chụp ảnh đăng lên truyền thông", bà Humeniuk thừa nhận, đính chính thông tin mà bà đưa ra trước đó rằng, "quốc kì Ukraine đã được cắm trên đảo Rắn".

Bình luận về việc thay đổi phát ngôn chỉ sau ít giờ, bà Humeniuk nói rằng, "phát biểu ban đầu của tôi nên được hiểu theo nghĩa ẩn dụ".

Hôm 30/6, Bộ Quốc phòng Nga thông báo họ đã rút lực lượng khỏi đảo Rắn, trong động thái thiện chí nhằm "chứng minh với cộng đồng quốc tế rằng Nga không can thiệp vào nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong thiết lập hành lang nhân đạo xuất khẩu sản phẩm nông sản Ukraine".

Nga giành kiểm soát đảo Rắn từ những ngày đầu chiến sự. Trong 4 tháng qua, Nga đã triển khai tới đảo vũ khí phòng thủ. Ukraine nhiều lần tiến hành các đợt tấn công bằng tên lửa, pháo và máy bay không người lái (UAV) nhằm giành quyền kiểm soát đảo Rắn, nhưng bị thiệt hại lớn.

Đảo Rắn rộng khoảng 18 hecta, cách bờ biển thành phố cảng Odessa của Ukraine khoảng 35km, có vị trí chiến lược về địa lý và ý nghĩa quan trọng về mặt tâm lý chiến. Tuy nhiên, với diện tích nhỏ, lực lượng trên đảo rất khó phòng thủ trước hỏa lực tầm xa.

Dù Nga rút đi, song sự hiện diện của Moscow ở khu vực khiến Ukraine khó giành kiểm soát hòn đảo. Phó chủ tịch Duma Quốc gia Nga Alexey Chernyak hôm 1/7 khẳng định các lực lượng vũ trang nước này vẫn kiểm soát đảo Rắn.

Thiện Nhân

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文