Vùng ly khai Ukraine muốn trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga

16:35 27/03/2022

Người đứng đầu nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng Leonid Pasechnik tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai gần về khả năng sáp nhập LPR vào Nga.

"Trong tương lai gần, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trên lãnh thổ LPR, khi đó, người dân sẽ được thực hiện quyền hiến định tuyệt đối của họ và bày tỏ ý kiến về khả năng sáp nhập vào Nga", hãng tin Interfax ngày 27/3 dẫn lời người đứng đầu chính quyền LPR Leonid Pasechnik tuyên bố.

Người đứng đầu chính quyền LPR Leonid Pasechnik. Ảnh: TASS

"Vì một số lý do, tôi chắc chắn rằng đây chính xác là những gì sẽ xảy ra", ông Pasechnik nói thêm.

Theo hãng thông tấn RiaNovosti dẫn lời thượng nghị sĩ Nga Andrei Klishas, LPR và cả Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng – thực thể còn lại do lực lượng ly khai lập ra ở miền Đông Ukraine, có quyền quyết định việc sáp nhập vào Nga nếu "điều đó không mâu thuẫn với hiến pháp của họ".

Tuyên bố bất ngờ được ông Leonid Pasechnik đưa ra 35 ngày sau khi Nga công nhận độc lập của LPR và DPR và 32 ngày từ thời điểm Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Bản đồ ranh giới hai tỉnh Lugansk (Luhansk) và Donetsk, trong đó vùng màu vàng đậm là khu vực do lực lượng ly khai miền Đông kiểm soát trước ngày 24/2. Ảnh: Bloomberg

Với sự trợ giúp của Nga, lực lượng LPR hiện kiểm soát được 93% diện tích tỉnh Lugansk, còn lực lượng DPR kiểm soát khoảng 54% diện tích tỉnh Donetsk. Trong hiến pháp thành lập năm 2014, DPR và LPR coi lãnh thổ của họ bao trùm diện tích hai tỉnh Donetsk và Lugansk ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine.

Được biết, đồng thời với quyết định công nhận LPR và DPR vào ngày 21/2, Nga đã kí kết lần lượt các hiệp ước hữu nghị với hai nhà nước do lực lượng ly khai lập ra, trong đó có nội dung Moscow sẽ trợ giúp họ bảo vệ biên giới trước nguy cơ tấn công từ bên ngoài.

Thiện Nhân

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文