Vượt biển từ Pháp qua Anh, 27 người di cư trả giá bằng sinh mạng

10:54 25/11/2021

Các quan chức Anh và Pháp tiếp tục đổ lỗi cho nhau sau vụ chìm xuồng chở người di cư tại eo biển Manche, khiến 27 người thiệt mạng, ngày 24/11 (giờ địa phương).

Ảnh minh họa Reuters. 

Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất liên quan đến người di cư xảy ra tại eo biển hẹp giữa Anh và Pháp.

Eo biển Manche là một trong những tuyến vận tải đông đúc nhất thế giới và có dòng chảy rất mạnh. Những kẻ buôn người thường vì lợi nhuận mà phó mặc cho những chiếc xuồng chở đầy người di cư lênh đênh trên sóng dữ và trôi dạt vào bờ biển của Anh.

Thủ tướng Anh Boris Johnson bày tỏ “bị sốc và kinh hoàng” trước vụ việc thương tâm này và kêu gọi Pháp “làm nhiều hơn nữa” để ngăn chặn tình hình di cư trái phép từ Pháp qua eo biển đến Anh. Ông cũng cho rằng “những kẻ buôn người đang né tránh khỏi tội giết người theo đúng nghĩa đen”.

Trong khi đó, Tổng thống Emmanuel Macron cho rằng Anh cần ngừng chính trị hóa vấn đề, trong khi Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Gerald Darmanin, nhấn mạnh Anh cũng phải tham gia giải quyết vấn đề này. 

Trước đó, Pháp tuyên bố 31 người thiệt mạng trong vụ việc, nhưng con số này sau đó đã được điều chỉnh xuống còn 27 người.

Cảnh sát Pháp đã bắt giữ 4 kẻ buôn người bị tình nghi liên quan đến vụ việc này. Bộ trưởng Darmanin cho biết quốc tịch và danh tính của những người di cư chưa được xác định.

Trong những tuần qua, Anh đã cáo buộc chính quyền Pháp đứng ngoài cuộc trong khi hàng nghìn người di cư rời khỏi bờ biển của họ. Pháp bác bỏ cáo buộc. Ông Macron nhấn mạnh rằng Pháp sẽ không để “eo biển Manche trở thành nghĩa địa”.

Trước thảm họa ngày 24/11, ít nhất 14 người đã bị đuối nước khi cố gắng vượt eo biển để đến Anh trong năm nay. Năm 2020, 7 người chết và 2 người mất tích, trong khi năm 2019 có 4 người chết vì vượt biển đến Anh.

Tiến Dũng

Thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước, chiều 3/1, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã trao Huân chương Chiến công hạng Ba tặng Phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an Đà Nẵng về thành tích triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả quy mô lớn.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc ngày 3/1 thông báo gia hạn thêm một tuần đối với việc kiểm tra tất cả 101 máy bay Boeing 737-800 do các hãng hàng không nước này khai thác, trong bối cảnh cơ quan chức năng bắt đầu trục vớt xác máy bay của Jeju Air sau thảm họa hàng không xảy ra cuối tháng 12. 

Ngày 2/1, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Kạn phối hợp với với Công an huyện Mèo Vạc, Đồn Biên phòng Xín Cái, tỉnh Hà Giang; Công an huyện Quảng Nam và huyện Phú Ninh, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiến hành giải cứu thành công một người phụ nữ ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sau 6 năm bị lừa bán.

Ngày 3/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, sau thời gian điều tra, củng cố chứng cứ, đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) về tội "Hành hạ người khác".

Ngày 3/1/2025, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Nam Định đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam đối với 5 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và đang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ, làm rõ vai trò, hành vi phạm tội của các đối tượng khác trong đường dây để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文