Ảnh hưởng của COVID-19, doanh số xe tại thị trường Việt rớt thê thảm

21:00 12/05/2020
Theo bản báo cáo bán hàng mới nhất do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, sản lượng tiêu thụ ô tô toàn ngành tại thị trường Việt Nam trong tháng 4 là 11.761 xe, giảm 39% so với tháng 3 và giảm tới 44% so với tháng 4/2019.


Điều này cũng là dễ hiểu bởi người dân Việt Nam vừa trải qua đợt giãn cách xã hội kỷ lục do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng như lo ngại về sự phục hồi của nền kinh tế.

Theo bản báo cáo bán hàng của VAMA, trong số 11.761 xe bán ra, bao gồm 7.796 xe du lịch (giảm 40%); 3.652 xe thương mại (giảm 36%) và 313 xe chuyên dụng (giảm 16%). Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 7.400 xe, giảm 38% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 4.361 xe, giảm 40% so với tháng trước.

Nếu gộp thêm lượng tiêu thụ tháng 4 của TC Motor là 2.206 xe, lượng tiêu thụ ô tô mới cả nước sẽ là 13.967 xe, giảm tới 43%. Đây là con số thấp nhất suốt 4 tháng đã qua của năm 2020.

Doanh số bán xe tại thị trường Việt Nam rớt thê thảm trong tháng 4/2020.

Trong số các thương hiệu bán xe du lịch, Toyota tháng 4 bán được 2.803 xe, đứng đầu nhưng giảm 33% so với tháng 3 và giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là TC Motor với 2.206 xe, giảm tới 56% so với tháng 3. Tiếp theo là Mazda với 1.329 xe (-49%), Kia bán 1.318 xe (-46%), Mitsubishi là 876 xe (-33%), Honda bán 843 xe (-52%)…

Ngoại trừ Mercedes-Benz Việt Nam, GM Việt Nam, Mekong không còn hiển thị con số báo cáo, các hãng còn lại cùng có mức sụt giảm so với tháng 3 cao, trung bình trên 50%, trong đó mảng kinh doanh xe thương mại/bus là giảm ác liệt nhất, như Thaco Bus lên tới -92%, Deawoo Bus (-93%, VEAM (-82%). 

Theo nhận địch của VAMA, định lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam năm 2020 sẽ giảm 15% dù việc nhập khẩu ô tô đã thông thoáng hơn.

Thi Vân

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文