Điểm mặt những “thành phố kẹt xe” kinh hoàng nhất

13:17 30/07/2016
Bangkok là một trong những thành phố du lịch náo nhiệt nhất thế giới, nhưng đây cũng là nơi “ác mộng” cho cánh lái xe. Với số lượng 5 triệu phương tiện giao thông được đăng ký và con số này liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, chính việc thiếu sự kết nối trong mạng lưới giao thông, nên tình trạng kẹt xe tại Bangkok ngày càng thêm nghiêm trọng...

Sử dụng dữ liệu thống kê giao thông trong năm 2016 từ hãng công nghệ TomTom, Neil Tohill của tờ Southside Motor Factors đã chỉ ra 10 thành phố đang phải đối mặt với vấn nạn kẹt xe "kinh hoàng" nhất thế giới.

10. Los Angeles (bang California, Mỹ)

Không có gì ngạc nhiên khi Los Angeles - thành phố duy nhất của Mỹ lọt vào danh sách này. Ở thành phố này, vào giờ cao điểm, lượng tài xế trên đường tăng thêm đến 41% so với giờ thấp điểm. Con số này nếu chỉ nghe qua, bạn sẽ khó có thể hình dung ra nhưng thực tế, tình trạng kẹt xe tại Los Angeles thực sự sẽ khiến nhiều người bị ám ảnh.

9. Thành Đô (Trung Quốc)

Dù ngành công nghiệp ô tô đang trở nên bùng nổ tại Trung Quốc, tuy nhiên cơ sở hạ tầng ở quốc gia đông dân nhất thế giới này thì lại không được cải thiện theo đà phát triển. Chính vì vậy, nhiều thành phố lớn, trong đó có Thành Đô thường xuyên phải đối mặt với tình trang kẹt xe triền miên.

Thành Đô có dân số khoảng 14 triệu người và có đến 3 triệu phương tiện được đăng ký lưu thông trên đường, hiện tại đường xá đang được xây dựng để đủ sức “tải” số lượng xe “khủng khiếp” này. Thành Đô là nơi có lượng kẹt xe nhiều nhất trong 12 thành phố tại Trung Quốc theo thống kê 30 thành phố trên thế giới của TomTom, trong những năm tới, tình trạng kẹt xe tại đây sẽ nghiêm trọng hơn khi dân số được dự báo sẽ đạt đỉnh 20 triệu người vào năm 2027.

8. Recife (Brazil)

Trung bình, mỗi tài xế sống tại Recife phải mất đến 96 tiếng đồng hồ trong một năm, tương đương 4 ngày “ngồi lì” trong xe vì kẹt xe. Chính vì vậy, vấn nạn kẹt xe đã trở thành món “đặc sản” của  thành phố phía đông Brazil khi FIFA World Cup được tổ chức tại đây vào năm 2014.

Một số quan chức thành phố thừa nhận rằng mặc dù bị phạt vì lỗi giao thông nhiều lần nhưng các tài xế vẫn “cứng đầu” và tiếp tục vi phạm khiến tình hình kẹt xe càng ngày càng trầm trọng tại đây.

7. Salvador (Brazil)

Thêm một thành phố nữa của Brazil nằm trong danh sách 10 thành phố kẹt xe nhất thế giới là Salvador. So với giờ thấp điểm, hệ thống giao thông thành phố này phải “gánh” thêm 43% số lượng xe cộ.

Người tham gia giao thông mô tả tình trạng tại đây là “đường thì như mê cung còn hạ tầng thì không được bảo dưỡng”. Chính vì vậy, Salvador được mệnh danh là “địa ngục của lái xe tại Brazil”.

6. Bucharest (Romania)

Bucharest là thành phố đầu tiên của Châu Âu lọt vào danh sách này. Tình trạng giao thông đông đúc tại đây tệ hơn những điểm đến nổi tiếng tại Châu Âu như London và Paris. Một khảo sát được thực hiện về lý do tại sao cư dân lại chọn xe hơi là phương tiện đi lại hàng ngày, câu trả lời được đưa ra là vì tất cả bãi đỗ xe đều miễn phí. Thêm vào đó, hệ thống phương tiện công cộng lại không có nhiều.

Bảng báo cáo cũng chỉ ra rằng nếu thu mức phí khoảng 5 Romania Leu (1,25USD) đối với các tài xế, thì tình trạng giao thông bị tắc nghẽn sẽ giảm đến 56%.

5. Moscow, Nga

Trước đây, Moscow là thành phố đứng đầu trong danh sách của TomTom. Thành phố này có dân số khoảng 12 triệu người và có đến 4 triệu chiếc ô tô được đăng ký lưu thông trên đường. Con số này biến Moscow trở thành một trong những thành phố kẹt xe nhất thế giới.

Các tài xế thường có xu hướng đỗ xe tại bất kỳ nơi nào họ muốn trong những tháng tuyết rơi khắc nghiệt ở quốc gia này. Việc phải chờ hơn 1,5 tiếng kẹt xe hàng ngày là điều bình thường tại đây.

4. Rio de Janeiro (Brazil)

Thành phố sẽ là nơi đăng cai tổ chức Olympic thế giới trong năm nay, Rio de Janeiro nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực từ báo chí. Theo thống kê, đây là nơi giữ vị trí kẹt xe số 1 ở cả 3 thành phố của Brazil trong danh sách của TomTom. Cánh lái xe mất trung bình 165 giờ/năm cho việc bị kẹt trong “rừng” xe, tương đương với 1 tuần lễ “ngồi lì” trong xe.

Bảng khảo sát năm 2014 cho thấy tình trạng kẹt xe tại Rio và Sao Paolo gây thiệt hại đến 43 triệu USD cho kinh tế của Brazil bởi việc sản xuất bị trì trễ và độ hao phí nhiên liệu. Cụ thể hơn, 43 triệu USD tương đương 2% GDP của Brazil.

3. Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)

Istanbul là thành phố có tình trạng giao thông tệ nhất Châu Âu. Thành phố này trải dài qua 2 lục địa và được kết nối bởi nhiều cây cầu. Chính các “nút thắt cổ chai” tại những cây cầu này khiến tình trạng giao thông tại Istanbul thường xuyên bị tê liệt.

Ngoài ra, nơi đây có cuộc sống về đêm khá nhộn nhịp, điều này thu hút số lượng lớn các du khách tập trung vào những khu vực kinh doanh trong trung tâm thành phố. Theo nhiều báo cáo quan sát được, người lái xe có thể tạo ra đến 5 làn xe trong khi đường chỉ có vạch kẻ cho 3 làn và dường như tất cả họ đều không hề sợ cảnh sát giao thông sẽ phạt.

2. Bangkok (Thái Lan)

Bangkok là một trong những thành phố du lịch náo nhiệt nhất thế giới, nhưng đây cũng là nơi “ác mộng” cho cánh lái xe. Với số lượng 5 triệu phương tiện giao thông được đăng ký và con số này liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, chính việc thiếu sự kết nối trong mạng lưới giao thông, nên tình trạng kẹt xe tại Bangkok ngày càng thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, mùa mưa kéo dài khá lâu và hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả cũng góp phần đưa Bangkok lên vị trí số 2 trong những thành phố kẹt xe nhất thế giới.

1. Mexico City (Mexico)

Mexico City là thành phố nắm giữ vị trí đầu bảng về một trong những nơi kẹt xe “kinh hoàng” nhất trên thế giới. Với 22 triệu dân cư, đường xá phải tải thêm 59% lượng xe cộ vào giờ cao điểm. Trung bình các tài xế phải bỏ ra 219 tiếng trong một năm chỉ cho việc “bò” trên đường, tương đương với gần 10 ngày đêm “ăn nằm” trong xe.

Anh Nguyễn (theo OtoS/AutoGuide)

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文