Indonesia tham vấn các vấn đề xuất khẩu ôtô sang Việt Nam

17:18 01/03/2018
Vào hai ngày 27 và 28-2, Indonesia đã tiến hành một loạt các buổi tham vấn kỹ thuật liên quan đến các vấn đề xuất khẩu ôtô sang Việt Nam.

Trước đó vào ngày 17-10-2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 116/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ (Nghị định Yêu cầu về Sản xuất, lắp ráp, và nhập khẩu ôtô, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ôtô) và thông tư 03/2018/ BGTVT. 

Đại diện hai bên tại buổi tham vấn.

Việc tham vấn của Indonesia trong dịp này là trao đổi quan điểm và tìm hiểu làm rõ văn văn bản chấp thuận chủng loại xe của Indonesia (VTA). Về mặt nội dung, VTA của Indonesia bao gồm tiêu chuẩn khí thải Euro 4 đã nhận được phản hồi tích cực và cần một số cải thiện theo như thông tin được phía Việt Nam bổ sung.

Trong năm 2017, Indonesia là nhà xuất khẩu Xe nguyên chiếc (CBU) lớn thứ 3 với tổng số xe là 16.829 chiếc, giá trị ở mức 293,7 triêu USD đứng sau Thái Lan (38.944 chiếc, giá trị 702,8 triệu USD) và Trung Quốc (11.966 xe ô tô trị giá 447,5 triệu USD).

Với nỗ lực để đạt được mục tiêu 10 tỷ USD thương mại song phương Indonesia - Việt Nam vào năm 2020.  Trong năm ngoái, tổng xuất khẩu xe CBU của Indonesia sang Việt Nam đạt 3.884 chiếc trị giá 44,8 triệu USD và tăng nhanh chóng 553,67% (năm 2017), nhưng việc xuất khẩu otô của Indonesia đã bị ngưng lại kể từ ngày 1-1 vừa qua.

Trong chuyến thăm, đoàn Indonesia đã gặp các bên liên quan trong việc thực hiện các quy định của Việt Nam, bao gồm Bộ Công thương, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và Bộ Giao thông Vận tải của Việt Nam.

Phái đoàn Indonesia do Bộ Thương mại dẫn đầu, cùng với Đại sứ Việt Nam, đi cùng có Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp và ngành công nghiệp ô tô.


Tiên An

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文