10 tình huống gây tranh cãi nhất lịch sử World Cup
- Những cú sốc lớn nhất lịch sử World Cup
- World Cup cận kề, Ronaldo vẫn tính chuyện "đào tẩu" khỏi Real
- Thống kê cực kỳ thú vị về các ngôi sao World Cup 2018
- Ca khúc World Cup 2018 bị chê
- Messi “ôm dê” chụp ảnh trước World Cup
- Trái bóng chính thức qua các kỳ World Cup
10. Simunic nhận ba thẻ vàng trong một trận đấu. Cựu hậu vệ Croatia trở thành cầu thủ đầu tiên và duy nhất tới lúc này không phải rời sân, dù nhận hai thẻ vàng. Trong trận đấu tại vòng bảng World Cup 2006, trọng tài Graham Poll đã đuổi hai cầu thủ của cả Croatia lẫn Australia, trước khi tặng cho Josip Simunic thẻ vàng thứ hai. Tuy nhiên, vị vua áo đen quên không truất quyền thi đấu của Simunic. Phải tới khi anh này mắc lỗi sau đó ít phút và nhận thẻ vàng thứ ba, trọng tài người Anh mới đuổi Simunic khỏi sân. Trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 2-2, và Australia giành quyền vào vòng 1/8. |
9. Tây Ban Nha hưởng phạt đền may mắn. World Cup 1982 là một giải đấu không thành công của "Những chú bò tót", dù họ được đá sân nhà. Thầy trò Jose Santamaria chỉ thắng một trận, ghi được bốn bàn trong năm trận đấu, và rời giải ở vòng bảng thứ hai. Tranh cãi lớn nhất xảy ra ở trận gặp Nam Tư (cũ). Tây Ban Nha bị dẫn sau 10 phút, nhưng có bàn gỡ trên chấm phạt đền do công của Juanito. Tuy nhiên, điểm ngã của Lopez Ufarte nằm bên ngoài khu cấm địa. Trước đó, ở trận ra quân, đội chủ nhà cũng thoát thua Honduras nhờ một quả phạt đền. |
8. Tây Đức và Áo đi bộ trên sân. Algeria gây bất ngờ khi thắng Tây Đức 2-1 trong lượt trận mở màn vòng bảng World Cup 1982. Tuy nhiên, đại diện châu Phi để thua Áo 0-2 ở trận kế tiếp. Lúc này, các trận đấu cuối vòng bảng chưa có quy định đá cùng giờ nên Tây Đức và Áo biết rõ số phận của họ, do Algeria đá trước và thắng Chile 3-2. Nếu Tây Đức thắng Áo với cách biệt ít hơn hai bàn, cả hai sẽ cùng có vé vào vòng bảng thứ hai. Horst Hrubesch mở tỷ số cho Tây Đức ở phút thứ 10, và diễn biến trong 80 phút còn lại khiến khán giả bị sốc. Hai đội chuyền qua lại, đi bộ để chờ tiếng còi mãn cuộc. |
7. Trận chiến tại Santiago. Đây là cách mà người hâm mộ dùng để gọi trận đấu giữa chủ nhà Chile và Italy tại vòng bảng World Cup 1962, một trong những cuộc so tài được xem là thô bạo nhất lịch sử bóng đá. Lỗi đầu tiên đến chỉ 12 giây sau tiếng còi khai cuộc. Phút 12, Giorgio Ferrini của Italy nhận thẻ đỏ, nhưng từ chối rời sân, trước khi lực lượng an ninh xuất hiện và áp giải vào đường hầm. Trọng tài người Anh, Ken Aston không quan sát thấy cú đấm mà Leonel Sanchez (Chile) dành cho Mario David. Sau đó, David trả đũa và nhận thẻ đỏ. Cầu thủ Italy cho rằng trọng tài thiên vị, còn đội chủ nhà Chile tiếp tục lấn tới. Sanchez đấm vỡ mũi Humberto Maschio nhưng không bị thẻ đỏ. Trận đấu kết thúc với phần thắng 2-0 nghiêng về Chile. Sau đó, chính trọng tài Aston là người đề xuất ý tưởng sử dụng thẻ vàng, thay vì dùng miệng nói "cảnh cáo" với cầu thủ. Thẻ vàng được đưa vào sử dụng từ World Cup 1970. |
6. Zidane húc đầu vào ngực Materazzi. Huyền thoại người Pháp nhận Quả Bóng Vàng, phần thưởng cho cầu thủ hay nhất World Cup 2006, trước khi trận chung kết với Italy diễn ra. Zinedine Zidane chứng tỏ phong độ tuyệt vời bằng bàn mở tỷ số trên chấm phạt đền, trước khi Marco Materazzi san bằng tỷ số. Hai đội hòa 1-1, bước vào hiệp phụ. Zidane suýt đưa Pháp vượt lên bằng cú đánh đầu dội xà ngang trong hiệp phụ thứ nhất. Sang hiệp phụ thứ hai, ông bất ngờ húc đầu vào ngực Materazzi khi hai người đứng ở gần giữa sân, và nhận thẻ đỏ. Pháp thua Italy trong loạt sút luân lưu. Còn Materazzi thừa nhận việc xúc phạm chị gái của Zidane, khiến cựu danh thủ người Pháp nổi nóng. |
5. Bàn thắng không được công nhận của Lampard. Tại vòng 1/8 World Cup 2010, Đức nhập cuộc tốt và ghi liền hai bàn vào lưới Anh trong vòng nửa giờ. Matthew Upson nhen nhóm hy vọng cho "Tam Sư" bằng bàn rút ngắn, trước khi Frank Lampard khiến CĐV Anh mừng hụt với pha dứt điểm ngoài vòng cấm cuối hiệp một. Bóng đập xà ngang và đi vào bên trong vạch vôi khoảng một mét nhưng trọng tài không nhìn thấy và công nhận. Tâm lý bị căng cứng sau tình huống này, Anh chơi chùng xuống ở hiệp hai và để Đức ghi thêm hai bàn, chấp nhận dừng bước trên đất Nam Phi. Để tránh lặp lại sai lầm, FIFA áp dụng công nghệ goal-line từ World Cup 2014, và bố trí thêm trọng tài đứng ở đường biên ngang. |
4. Luis Suarez dùng tay cản bóng trên vạch vôi. Ghana có cơ hội trở thành đội bóng châu Phi đầu tiên vào bán kết World Cup. Ở cuối trận tứ kết giải đấu năm 2010, khi tỷ số đang là 1-1, Dominic Adiyiah đánh đầu đưa bóng qua tầm cản phá của thủ môn Uruguay. Trên vạch vôi, Luis Suarez dùng tay cản bóng lại, chấp nhận lĩnh thẻ đỏ. Một quả phạt đền được trao cho Ghana nhưng Asamoah Gyan sút bóng dội xà. Ngoài sân, Suarez nhảy cẫng như thể vừa lập công. Tiền đạo hiện tại của Barca còn sướng như hóa điên khi Uruguay thắng trong loạt sút luân lưu, giành quyền vào bán kết gặp Hà Lan. |
3. Kỳ tích của Hàn Quốc ở World Cup 2002. Hàn Quốc nhận đóng góp không nhỏ từ trọng tài trong việc lọt vào bán kết giải đấu diễn ra trên sân nhà (tổ chức chung với Nhật Bản). Những nghi ngờ bắt đầu xuất hiện trong trận đấu cuối của thầy trò Guus Hiddink gặp Bồ Đào Nha. Beto và Joao Pinto nhận thẻ đỏ khiến đội bóng Nam Âu thua 0-1 và rời giải ngay vòng bảng. Đến trận gặp Italy ở vòng 1/8, trọng tài Byron Moreno cho Hàn Quốc hưởng phạt đền ngay phút thứ năm, nhưng Gianluigi Buffon cản được cú sút của Ahn Jung-hwan. Moreno sau đó đuổi Francesco Totti, từ chối bàn thắng của Damiano Tommasi (dù hợp lệ). Hàn Quốc vào tứ kết, nhờ pha lập công trong phút cuối hiệp phụ thứ hai của Ahn Jung-hwan. Ở vòng tám đội, Tây Ban Nha hai lần đưa bóng vào lưới Hàn Quốc nhưng đều bị từ chối. Tại loạt sút luân lưu, "Những chú bò tót" bị tâm lý và nhường vé đi tiếp cho đội chủ nhà. |
2. Bàn thắng ma của Geoff Hurst. Trận chung kết World Cup 1966 giữa đội chủ nhà Anh và Tây Đức kết thúc với tỷ số hòa 2-2 trong 90 phút chính thức. Hai đội phải đá thêm giờ. Ở phút thứ 101, Geoff Hurst dứt điểm đập người thủ môn Hans Tilkowski, dội xà ngang, nảy ngược xuống sân, trước khi bị phá ra. Tất cả hướng về phía trọng tài biên, người có thể quan sát rõ nhất pha bóng, và ông cho rằng bóng đã lăn qua vạch vôi. Bàn thắng được công nhận cho Hurst, trước khi ông ghi thêm một bàn nữa ở phút cuối, ấn định chiến thắng 4-2 cho tuyển Anh. Dù vậy, trong một số bài phỏng vấn sau này, vị trọng tài biên thừa nhận, ông không theo kịp tình huống và không dám chắc về quyết định năm 1966. |
1. Bàn tay của Chúa. Tên gọi mỹ miều được người hâm mộ dùng để gọi bàn mở tỷ số của Diego Maradona ghi vào lưới Anh tại tứ kết World Cup 1986. "Cậu bé vàng" lao về hướng thủ môn Peter Shilton và làm động tác bật nhảy. Các trọng tài không phát hiện được động tác dùng tay đưa bóng vào lưới của huyền thoại người Argentina và công nhận bàn thắng này. Ít phút sau, Maradona ghi bàn thứ hai bằng một pha solo tuyệt đỉnh từ giữa sân, trước khi đưa bóng vào lưới. Gary Lineker gỡ một bàn cho người Anh nhưng Argentina vào bán kết với chiến thắng 2-1. Những diễn biến của cuộc thư hùng này đều mang tính lịch sử. Maradona ghi hai bàn, một đẹp bậc nhất trong các kỳ World Cup, và một gây tranh cãi nhiều nhất. Lineker cũng giành giải Vua phá lưới nhờ bàn thắng vào lưới Argentina. Trước đó, Anh và Argentina có căng thẳng về ngoại giao khi hai nước chiến tranh tại đảo Falklands năm 1982. |
10. Simunic nhận ba thẻ vàng trong một trận đấu. Cựu hậu vệ Croatia trở thành cầu thủ đầu tiên và duy nhất tới lúc này không phải rời sân, dù nhận hai thẻ vàng. Trong trận đấu tại vòng bảng World Cup 2006, trọng tài Graham Poll đã đuổi hai cầu thủ của cả Croatia lẫn Australia, trước khi tặng cho Josip Simunic thẻ vàng thứ hai. Tuy nhiên, vị vua áo đen quên không truất quyền thi đấu của Simunic. Phải tới khi anh này mắc lỗi sau đó ít phút và nhận thẻ vàng thứ ba, trọng tài người Anh mới đuổi Simunic khỏi sân. Trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 2-2, và Australia giành quyền vào vòng 1/8.
9. Tây Ban Nha hưởng phạt đền may mắn. World Cup 1982 là một giải đấu không thành công của "Những chú bò tót", dù họ được đá sân nhà. Thầy trò Jose Santamaria chỉ thắng một trận, ghi được bốn bàn trong năm trận đấu, và rời giải ở vòng bảng thứ hai. Tranh cãi lớn nhất xảy ra ở trận gặp Nam Tư (cũ). Tây Ban Nha bị dẫn sau 10 phút, nhưng có bàn gỡ trên chấm phạt đền do công của Juanito. Tuy nhiên, điểm ngã của Lopez Ufarte nằm bên ngoài khu cấm địa. Trước đó, ở trận ra quân, đội chủ nhà cũng thoát thua Honduras nhờ một quả phạt đền.
8. Tây Đức và Áo đi bộ trên sân. Algeria gây bất ngờ khi thắng Tây Đức 2-1 trong lượt trận mở màn vòng bảng World Cup 1982. Tuy nhiên, đại diện châu Phi để thua Áo 0-2 ở trận kế tiếp. Lúc này, các trận đấu cuối vòng bảng chưa có quy định đá cùng giờ nên Tây Đức và Áo biết rõ số phận của họ, do Algeria đá trước và thắng Chile 3-2. Nếu Tây Đức thắng Áo với cách biệt ít hơn hai bàn, cả hai sẽ cùng có vé vào vòng bảng thứ hai. Horst Hrubesch mở tỷ số cho Tây Đức ở phút thứ 10, và diễn biến trong 80 phút còn lại khiến khán giả bị sốc. Hai đội chuyền qua lại, đi bộ để chờ tiếng còi mãn cuộc.
7. Trận chiến tại Santiago. Đây là cách mà người hâm mộ dùng để gọi trận đấu giữa chủ nhà Chile và Italy tại vòng bảng World Cup 1962, một trong những cuộc so tài được xem là thô bạo nhất lịch sử bóng đá. Lỗi đầu tiên đến chỉ 12 giây sau tiếng còi khai cuộc. Phút 12, Giorgio Ferrini của Italy nhận thẻ đỏ, nhưng từ chối rời sân, trước khi lực lượng an ninh xuất hiện và áp giải vào đường hầm.
Trọng tài người Anh, Ken Aston không quan sát thấy cú đấm mà Leonel Sanchez (Chile) dành cho Mario David. Sau đó, David trả đũa và nhận thẻ đỏ. Cầu thủ Italy cho rằng trọng tài thiên vị, còn đội chủ nhà Chile tiếp tục lấn tới. Sanchez đấm vỡ mũi Humberto Maschio nhưng không bị thẻ đỏ. Trận đấu kết thúc với phần thắng 2-0 nghiêng về Chile. Sau đó, chính trọng tài Aston là người đề xuất ý tưởng sử dụng thẻ vàng, thay vì dùng miệng nói "cảnh cáo" với cầu thủ. Thẻ vàng được đưa vào sử dụng từ World Cup 1970.
6. Zidane húc đầu vào ngực Materazzi. Huyền thoại người Pháp nhận Quả Bóng Vàng, phần thưởng cho cầu thủ hay nhất World Cup 2006, trước khi trận chung kết với Italy diễn ra. Zinedine Zidane chứng tỏ phong độ tuyệt vời bằng bàn mở tỷ số trên chấm phạt đền, trước khi Marco Materazzi san bằng tỷ số. Hai đội hòa 1-1, bước vào hiệp phụ. Zidane suýt đưa Pháp vượt lên bằng cú đánh đầu dội xà ngang trong hiệp phụ thứ nhất. Sang hiệp phụ thứ hai, ông bất ngờ húc đầu vào ngực Materazzi khi hai người đứng ở gần giữa sân, và nhận thẻ đỏ. Pháp thua Italy trong loạt sút luân lưu. Còn Materazzi thừa nhận việc xúc phạm chị gái của Zidane, khiến cựu danh thủ người Pháp nổi nóng.
5. Bàn thắng không được công nhận của Lampard. Tại vòng 1/8 World Cup 2010, Đức nhập cuộc tốt và ghi liền hai bàn vào lưới Anh trong vòng nửa giờ. Matthew Upson nhen nhóm hy vọng cho "Tam Sư" bằng bàn rút ngắn, trước khi Frank Lampard khiến CĐV Anh mừng hụt với pha dứt điểm ngoài vòng cấm cuối hiệp một. Bóng đập xà ngang và đi vào bên trong vạch vôi khoảng một mét nhưng trọng tài không nhìn thấy và công nhận. Tâm lý bị căng cứng sau tình huống này, Anh chơi chùng xuống ở hiệp hai và để Đức ghi thêm hai bàn, chấp nhận dừng bước trên đất Nam Phi. Để tránh lặp lại sai lầm, FIFA áp dụng công nghệ goal-line từ World Cup 2014, và bố trí thêm trọng tài đứng ở đường biên ngang.
4. Luis Suarez dùng tay cản bóng trên vạch vôi. Ghana có cơ hội trở thành đội bóng châu Phi đầu tiên vào bán kết World Cup. Ở cuối trận tứ kết giải đấu năm 2010, khi tỷ số đang là 1-1, Dominic Adiyiah đánh đầu đưa bóng qua tầm cản phá của thủ môn Uruguay. Trên vạch vôi, Luis Suarez dùng tay cản bóng lại, chấp nhận lĩnh thẻ đỏ. Một quả phạt đền được trao cho Ghana nhưng Asamoah Gyan sút bóng dội xà. Ngoài sân, Suarez nhảy cẫng như thể vừa lập công. Tiền đạo hiện tại của Barca còn sướng như hóa điên khi Uruguay thắng trong loạt sút luân lưu, giành quyền vào bán kết gặp Hà Lan.
3. Kỳ tích của Hàn Quốc ở World Cup 2002. Hàn Quốc nhận đóng góp không nhỏ từ trọng tài trong việc lọt vào bán kết giải đấu diễn ra trên sân nhà (tổ chức chung với Nhật Bản). Những nghi ngờ bắt đầu xuất hiện trong trận đấu cuối của thầy trò Guus Hiddink gặp Bồ Đào Nha. Beto và Joao Pinto nhận thẻ đỏ khiến đội bóng Nam Âu thua 0-1 và rời giải ngay vòng bảng. Đến trận gặp Italy ở vòng 1/8, trọng tài Byron Moreno cho Hàn Quốc hưởng phạt đền ngay phút thứ năm, nhưng Gianluigi Buffon cản được cú sút của Ahn Jung-hwan. Moreno sau đó đuổi Francesco Totti, từ chối bàn thắng của Damiano Tommasi (dù hợp lệ). Hàn Quốc vào tứ kết, nhờ pha lập công trong phút cuối hiệp phụ thứ hai của Ahn Jung-hwan. Ở vòng tám đội, Tây Ban Nha hai lần đưa bóng vào lưới Hàn Quốc nhưng đều bị từ chối. Tại loạt sút luân lưu, "Những chú bò tót" bị tâm lý và nhường vé đi tiếp cho đội chủ nhà.
2. Bàn thắng ma của Geoff Hurst. Trận chung kết World Cup 1966 giữa đội chủ nhà Anh và Tây Đức kết thúc với tỷ số hòa 2-2 trong 90 phút chính thức. Hai đội phải đá thêm giờ. Ở phút thứ 101, Geoff Hurst dứt điểm đập người thủ môn Hans Tilkowski, dội xà ngang, nảy ngược xuống sân, trước khi bị phá ra. Tất cả hướng về phía trọng tài biên, người có thể quan sát rõ nhất pha bóng, và ông cho rằng bóng đã lăn qua vạch vôi. Bàn thắng được công nhận cho Hurst, trước khi ông ghi thêm một bàn nữa ở phút cuối, ấn định chiến thắng 4-2 cho tuyển Anh. Dù vậy, trong một số bài phỏng vấn sau này, vị trọng tài biên thừa nhận, ông không theo kịp tình huống và không dám chắc về quyết định năm 1966.
1. Bàn tay của Chúa. Tên gọi mỹ miều được người hâm mộ dùng để gọi bàn mở tỷ số của Diego Maradona ghi vào lưới Anh tại tứ kết World Cup 1986. "Cậu bé vàng" lao về hướng thủ môn Peter Shilton và làm động tác bật nhảy. Các trọng tài không phát hiện được động tác dùng tay đưa bóng vào lưới của huyền thoại người Argentina và công nhận bàn thắng này. Ít phút sau, Maradona ghi bàn thứ hai bằng một pha solo tuyệt đỉnh từ giữa sân, trước khi đưa bóng vào lưới. Gary Lineker gỡ một bàn cho người Anh nhưng Argentina vào bán kết với chiến thắng 2-1. Những diễn biến của cuộc thư hùng này đều mang tính lịch sử. Maradona ghi hai bàn, một đẹp bậc nhất trong các kỳ World Cup, và một gây tranh cãi nhiều nhất. Lineker cũng giành giải Vua phá lưới nhờ bàn thắng vào lưới Argentina. Trước đó, Anh và Argentina có căng thẳng về ngoại giao khi hai nước chiến tranh tại đảo Falklands năm 1982.