“Brexit” sẽ ảnh hưởng tới giải Ngoại Hạng Anh như thế nào?

18:14 25/06/2016
“Brexit” (viết tắt của “Britain’s Exit” – “Sự ra đi của Vương quốc Anh”) đang là một nỗi lo lớn của những người điều hành và cả khán giả hâm mộ giải Ngoại Hạng Anh. Vậy việc Vương quốc Anh có thể rời EU liệu sẽ để lại những hệ quả gì?

Một cuộc trưng cầu ý dân được thực hiện trên 4 quốc gia (Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) và các vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh, về việc khối này liệu có nên rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Với khoảng 52% số phiếu ủng hộ ra đi, nước Anh nói riêng và châu Âu, thế giới nói chung đã, đang và sẽ có thể chứng kiến nhiều hệ quả quan trọng, mang tính lịch sử.

Với khán giả hâm mộ bóng đá, sự lo lắng về tương lai của Ngoại Hạng Anh – giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh – đã xuất hiện, và chúng hoàn toàn có cơ sở.

Trước đây, các cầu thủ đến từ một quốc gia thành viên EU sẽ dễ dàng được cấp giấy phép lao động tại Anh. Trong khi đó, các cầu thủ đến từ một nước ngoài EU sẽ phải chịu những sự xem xét nghiêm ngặt về chuyên môn. Mốc đánh giá thường là họ phải thi đấu tối thiểu 30% tổng số trận của ĐTQG nước họ trong 2 năm gần nhất.

Nếu áp qui định này vào những năm đã qua, Ngoại Hạng Anh có thể đã không thể có sự góp mặt của hàng loạt danh thủ như Cesc Fabregas, Cristiano Ronaldo, Gerard Pique, N’Golo Kante, Anthony Martial... Việc không có những cái tên sáng giá tới từ nước ngoài rất có thể sẽ khiến sức cạnh tranh chuyên môn giảm sút. Thống kê cho thấy thành tích thi đấu của ĐT Anh đã tăng rõ rệt kể từ năm 1992, khi Anh bắt đầu “mở cửa”.

Ngoại Hạng Anh sẽ nhận những hệ quả khó lường từ “Brexit”.

Dĩ nhiên, cuộc trưng cầu ý dân nói trên không đồng nghĩa rằng Anh sẽ đột ngột rời khỏi EU. Một lộ trình sẽ được vạch ra, dự kiến dài 2 năm, nhưng hoàn toàn có thể lên tới 10 năm để hoàn tất sự rút lui.

Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp Anh đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố sẽ góp ý chính sách để bảo vệ các cầu thủ ngoài EU đang thi đấu tại Anh. Họ cũng khẳng định những cầu thủ lớn sẽ tiếp tục dễ dàng xin giấy phép lao động, và những cầu thủ đã có giấy phép lao động nhiều khả năng sẽ dễ dàng xin gia hạn khi cần.

Sau cùng, chắc chắn Anh sẽ đứng trước một thử thách cực lớn về sức hút. Mệnh giá tiền Bảng Anh đang sụt thê thảm sau cuộc trưng cầu, đồng nghĩa rằng các CLB sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi mua bán cầu thủ. Nhìn xa hơn, không loại trừ khả năng họ sẽ mất sức hút về tay những giải đấu thuộc EU...

Du Phong

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文