Cầu lông Việt Nam tìm đường đến Olympic

08:15 28/03/2018
Giải Cầu lông Ciputra Hà Nội – Yonex Sunrise 2018 mới kết thúc tại Hà Nội thêm một lần cho thấy sự đầu tư vào những nội dung đôi trong định hướng giành vé tham dự Olympic là hướng đi phù hợp. Quan trọng là cầu lông Việt Nam đang sở hữu bộ đôi Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo, tân vô địch của giải Ciputra Hà Nội 2018.


Cứu vãn cho giải đấu

Giải Cầu lông Ciputra Hà Nội – Yonex Sunrise 2018 chứng kiến thất bại của hàng loạt tay vợt hàng đầu Việt Nam. Nguyễn Tiến Minh, Phạm Cao Cường – những người trong nhóm 100 tay vợt hàng đầu thế giới thậm chí không thể vào được bán kết.

Trong khi ấy, Vũ Thị Trang cũng sớm chia tay nội dung đơn nữ. Vì thế, mọi hy vọng đều dồn vào cặp VĐV chủ nhà Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo, từng vào nhóm 50 đôi vợt hàng đầu thế giới. Chiến thắng của bộ đôi Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo trong trận chung kết thực sự là dấu ấn lớn của cầu lông Việt Nam. Đấy là lần đầu tiên có một đôi vợt Việt Nam đăng quang tại giải đấu quốc tế giàu uy tín này. Với cầu lông Hà Nội, đấy là chức vô địch lịch sử.

Trước đó, Ban tổ chức giải đấu đã đặt không ít kỳ vọng vào Nguyễn Tiến Minh, Phạm Cao Cường. Tuy nhiên, Nguyễn Tiến Minh vẫn là tay vợt được chờ đợi nhất bởi thành công của giải từ nhiều mùa gần đây thường gắn với sự góp mặt của Nguyễn Tiến Minh.

Cặp đôi Tuấn Đức – Như Thảo trên bục nhận huy chương tại giải Ciputra Hà Nội 2018.

Tay vợt số 1 Việt Nam này vẫn có sức hút cực lớn với những người yêu thích cầu lông. Chỉ cần Nguyễn Tiến Minh vào đến chung kết và không cần biết thi đấu ra sao thì giải cũng được xem là thành công. Khi ấy, ngày thi đấu cuối chắc chắn sẽ đông nghịt khán giả, tạo nên sự trọn vẹn cho giải đấu.

Đấy cũng là câu chuyện vừa thú vị, vừa buồn của cầu lông Việt Nam bởi luôn chỉ có một tay vợt làm chỗ dựa, là yếu tố bảo đảm thành công của một giải đấu. Những tay vợt đàn em của Nguyễn Tiến Minh đều chưa đủ tạo nên thương hiệu để hút khán giả với bảng thành tích đồ sộ, cùng ý thức chuyên nghiệp như đàn anh.

Cũng may cho Ban tổ chức giải năm nay khi đôi Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo (hạng 57 thế giới) vào đến trận chung kết. Nhờ vậy, Nhà thi đấu Tây Hồ mới đông đúc khán giải trong ngày bế mạc. Như nhiều người trong nghề nói thì chính bộ đôi này đã cứu vãn và mang đến thành công cho giải – nơi những nhà tổ chức đã chi ra trên 1 tỷ đồng để tổ chức giải.

Chức vô địch của Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo càng khiến sự thành công của giải đấu thêm trọn vẹn. Nhưng quan trọng hơn là từ đây các nhà tổ chức đã có thêm những tay vợt khác để hút khán giả, bảo đảm thành công cho giải đấu thay vì chỉ trông vào Nguyễn Tiến Minh và phần nào là Vũ Thị Trang. Những Phạm Cao Cường (đơn nam), Nguyễn Thùy Linh (đơn nữ), Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo (đôi nam – nữ) cũng có thể là lựa chọn khác để khán giả đến sân. Có lẽ, đấy cũng là điều đáng kể ở giải đấu quốc tế đã được khẳng định thương hiệu. 

Tìm đường vào Olympic

Trên bảng xếp hạng mới nhất của Liên đoàn Cầu lông thế giới, đôi vợt Hà Nội Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo đang xếp hạng 57 thế giới, vị trí chưa đủ giành vé tham dự Olympic – một trong những mục tiêu được ấp ủ của cầu lông Hà Nội từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, đã có lúc bộ đôi này tiếp cận được nhóm 40 đôi vợt nam – nữ hàng đầu, vị trí có thể tham dự Olympic.  Đấy là động lực để những nhà quản lý cầu lông Hà Nội với sự hỗ trợ từ câu lạc bộ Ciputra tiếp tục đầu tư cho Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo trở thành những tay vợt đầu tiên của cầu lông Hà Nội tham dự Olympic.

Câu chuyện đầu tư giành vé dự Olympic cho bộ đôi này bắt đầu từ khoảng 4 năm trước. Chủ nhiệm câu lạc bộ Cầu lông Hà Nội Dương Thị Liên là người nhận ra khả năng góp mặt tại Olympic của các học trò thay vì quanh quẩn với các mục tiêu quốc gia. Đỗ Tuấn Đức và Phạm Như Thảo được hướng chủ yếu vào nội dung đôi nam – nữ. Chính vì thế, đây là nội dung thế mạnh của cầu lông Hà Nội. Kinh phí của bộ môn cầu lông bên cạnh sự hỗ trợ của một số doanh nghiệp được dồn đầu tư cho bộ đôi này.

HLV Dương Thị Liên từng kể, Đỗ Tuấn Đức vốn là VĐV có tài năng. Điều kiện gia đình của Đỗ Tuấn Đức cũng đủ giúp tay vợt này yên tâm theo đuổi đam mê. Quan trọng là tay vợt sinh năm 1996 này phải luôn nuôi dưỡng được đam mê để đạt những nấc thang mới trong sự nghiệp.

Thực tế, cả Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo đã suýt giành vé tham dự Olympic 2016 khi từ vị trí ngoài nhóm 100 đã tiếp cận nhóm 50 đôi vợt nam – nữ hàng đầu thế giới (trong khi đôi vợt xếp hạng 45 thế giới đã giành vé tham dự Olympic), sau khi được dự tới 12 giải quốc tế trong năm 2015. Trong những lần du đấu ấy, chính bà Dương Thị Liên đã kiêm cả vai Trưởng đoàn, HLV kiêm đầu bếp cho các học trò.

Cú hụt vé Olympic 2016 càng nuôi dưỡng động lực để bộ đôi này tiếp tục theo đuổi mục tiêu tham dự Olympic 2020, cũng là mục tiêu quan trọng của cầu lông Hà Nội. Theo tính toán của bà Dương Thị Liên, bộ đôi Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo có thể giành vé dự Olympic 2020. Nhưng điều tiên quyết là cả hai phải được tạo điều kiện liên tục thi đấu quốc tế, khoảng 10-12 giải/ năm. Như dạo cuối năm 2016, Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo đã dự tới 14 giải quốc tế tính từ đầu năm trước khi lên hạng 42 thế giới.

Ngay trong năm 2018, một kế hoạch dự khoảng 12-14 giải quốc tế đã được vạch ra. Dù vậy, những vấn đề trong thủ tục hành chính khiến bộ đôi này không thể tham dự 2 giải quốc tế hồi đầu năm nay. Đã có lúc bộ đôi này phải chủ động sử dụng kinh phí cá nhân để dự giải quốc tế, nhằm tích lũy điểm trên bảng xếp hạng thế giới. Điều ấy chỉ càng cho thấy khát vọng chinh phục tấm vé dự Olympic 2020 của họ dù không ai muốn họ phải rơi vào thế khó như vậy.

Đến lúc này, ngoài Nguyễn Thùy Linh, Phạm Cao Cường, cầu lông Việt Nam chỉ còn trông vào Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo trong hành trình giành vé tham dự Olympic 2020. Đường đi của bộ đôi này đã được vạch ra và quan trọng là cách thức thực hiện của cả cấp quản lý cũng như những người làm chuyên môn.

Vào nhóm 50 tay vợt hàng đầu thế giới là khả thi

Dù bảng xếp hạng tuần này chưa được Liên đoàn Cầu lông thế giới công bố nhưng với ngôi vô địch Giải Ciputra Hà Nội 2018, bộ đôi Đỗ Tuấn Đức – Phạm Như Thảo có thể tiến sát vị trí 50 đôi vợt nam – nữ hàng đầu thế giới. Nếu tham dự liên tục các giải quốc tế đúng như kế hoạch, bộ đôi này hoàn toàn có thể trong nhóm 45 đôi vợt hàng đầu thế giới ngay trong năm nay. 
Minh Hà

Không chỉ giúp đến nơi tránh trú bão an toàn, chính quyền các cấp của TP Hải Phòng còn chăm lo người dân cả bữa ăn và giấc ngủ…

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), tối 21/7, tuổi trẻ Cục Truyền thông Công an nhân dân (CAND) phối hợp cùng Cục Công nghiệp An ninh, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ và Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Từ thông tin phản ánh của bạn đọc, một ngày gần cuối tháng 7/2025, PV Báo CAND đã đến vùng ven hiện trường thi công dự án đường bộ cao tốc tuyến Chí Thạnh – Vân Phong qua địa phận Đông tỉnh Đắk Lắk, để tìm hiểu thực tế từ những căn nhà hư hỏng do tác động trong quá trình thi công, khiến cho hàng chục hộ gia đình bức xúc.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1h ngày 22/7, vị trí tâm bão số 3 (Wipha) ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 90km, cách Hải Phòng 120km; cách Hưng Yên khoảng 140km, cách Ninh Bình khoảng 170km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h.

Trước tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, để đảm bảo ANTT và tích cực hỗ trợ giúp đỡ người dân phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3, các đơn vị Công an từ tỉnh Ninh Bình đến cơ sở đã chủ động xây dựng các phương án phòng chống lụt bão, tăng cường bám địa bàn, nắm tình hình diễn biến mưa bão để có biện pháp ứng phó khi mưa bão xảy ra.

Những năm gần đây, tình trạng xâm thực, xói lở bờ biển trên địa bàn TP Huế diễn ra rất mạnh với chiều dài khoảng hơn 20km. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay, UBND TP Huế đã tập trung đầu tư xây dựng được hơn 9,8km. Tuy nhiên, hiện có nhiều đoạn biển qua các phường, xã cũ như: Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phong Hải, Vinh Hiền, Vinh Hải… bị xâm thực, xói lở mạnh ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Sáng sớm ngày gần cuối tháng Bảy ở Quảng Trị, trời đất đẫm sương. Từ trung tâm phường Quảng Trị, con đường dẫn về Thành cổ hiện ra mờ ảo như một dải lụa ướt sương phơi mình trong ánh ban mai. Những bông cỏ lau khẽ lay trong gió, ánh sáng mong manh như tấm voan lụa vừa chạm khẽ lên bức tường rêu phong cũ kỹ. Nơi đây, mảnh đất từng một thời rực lửa chiến tranh, giờ lặng im như thể chính lịch sử cũng đang cúi đầu mặc niệm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.