Bóng đá chuyên nghiệp trong bao cấp

09:58 02/09/2022

Ngày cuối cùng của tháng 8, Sở Văn hóa & Thể thao Đà Nẵng có văn bản phản hồi lại lý do đội U17 Đà Nẵng rút lui khỏi VCK U17 Quốc gia. Thay vì tìm một giải pháp để giúp đỡ các cầu thủ trẻ có sân chơi, văn bản ấy đơn thuần là tránh liên lụy và trách nhiệm, đồng thời “chuyền quả bóng ấy” lại vào chân đội SHB Đà Nẵng.

Quýt làm, cam cũng làm  

Những âm ỉ xoay quanh câu chuyện 20 tỷ ngân sách đào tạo bóng đá trẻ Đà Nẵng sau cùng trở thành cuộc khẩu chiến bằng những văn bản được lập luận một cách đầy lạnh lùng mà phía SHB Đà Nẵng và Sở Văn hóa & Thể thao thành phố này đưa lên trên giới truyền thông.

Nội dung lòng vòng với những con số, dẫn chứng trong quá khứ một hồi lâu cũng đưa về cái đích. Đó là U17 Đà Nẵng không thể tham dự VCK U17 Quốc gia vì không có tiền! Không chỉ đội U17, đội U9 cũng không được góp mặt ở giải tương ứng. Tương lai của đội U21 suy cho cùng cũng rơi vào cảnh mơ hồ. Quay trở lại ngọn nguồn câu chuyện, đội SHB Đà Nẵng cho hay: “Vào năm 2016, Thành ủy Đà Nẵng và UBND TP Đà Nẵng cam kết chung tay cùng Ngân hàng SHB để xây dựng, phát triển đội bóng SHB Đà Nẵng.

Trong đó, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ cho công tác đào tạo bóng đá trẻ của CLB với mỗi năm là 20 tỷ đồng (bắt đầu thực hiện từ năm 2017).Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ từ UBND TP Đà Nẵng đã dừng hẳn từ năm 2021 cho đến nay.

Năm 2021, CLB đã phải xin nhà tài trợ Ngân hàng SHB cấp bù gần 20 tỷ đồng cho phần thiếu hụt do không có nguồn tiền hỗ trợ đào tạo trẻ của UBND TP Đà Nẵng. Sang năm 2022, ngân hàng SHB đã tài trợ đủ số tiền 60 tỷ đồng. Trong khi đó nguồn hỗ trợ cho đào tạo trẻ của thành phố vẫn chưa được giải ngân. Cuối cùng, CLB phải cho đội U17 rút lui khỏi VCK U17 quốc gia 2022; không tham gia giải U9 toàn quốc; có thể sẽ không tham gia giải U21 vào cuối năm…” .

SHB Đà Nẵng và Sở VH-TT Đà Nẵng chưa nhìn về các cầu thủ trẻ.

Vài ngày sau khi bị “tag” lên truyền thông, Sở VH&TT Đà Nẵng lập tức phản pháo. Lý do mà họ dừng chi ngân sách cho công tác đào tạo trẻ là bởi: Việc thành phố hỗ trợ cho doanh nghiệp đã được xã hội hóa là không có căn cứ, không gắn với nhiệm vụ, chưa phù hợp quy định của khoản 9 Điều 9 Luật Ngân sách Nhà nước và yêu cầu chấm dứt việc hỗ trợ này. Chính vì vậy, từ năm 2021, thành phố tạm dừng việc chi kinh phí cho công tác đào tạo bong đá trẻ để xây dựng đề án phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đặc biệt là phải phù hợp và đúng với quy định về quản lý tài chính, ngân sách của Nhà nước”.

SHB Đà Nẵng không vừa. Sở VH&TT Đà Nẵng cũng cứng rắn. Cả hai đều có những lập luận chắc nịch cho lý do không thể phát triển cho bóng đá trẻ địa phương. Để rồi suy cho cùng, những cầu thủ trẻ Đà Nẵng mất đi cơ hội được thể hiện mình ở giải đúng lứa tuổi. Tương lai lên các cấp độ ĐTQG tương ứng đối với những nhân tài Đà Nẵng cũng mờ mịt đi khi họ không thể được khẳng định bản thân ở các sân chơi mình xứng đáng có quyền thi đấu.

Tiếc chuyện ở Quảng Ninh

Thực tế, công thức doanh nghiệp và ngân sách địa phương đã song hành ở đại đa số các đội bóng chuyên nghiệp tại Việt Nam. Nhiều CLB thậm chí hưởng lợi rất lớn khi ngân sách từ thành phố hoặc tỉnh lên đến 40-50 tỷ đồng. Có những CLB nhận nguồn tiền ít ỏi hơn với dao động 10-20 tỷ đồng. Tuy nhiên, kiểu vận hành bóng đá còn dấu ấn “bao cấp” ấy vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác. Vô hình trung, nó trở thành hai bánh xe vận hành. Mà ở đó, một bánh xe hỏng sẽ dẫn đến chiếc xe CLB phải khựng lại thay vì tiếp tục đường đua.

Chuyện ở CLB Quảng Ninh cách đây 1 năm trước là ví dụ điển hình. Đội bóng được vận hành với sợi dây liên kết đến từ doanh nghiệp của bầu Hùng (Chủ tịch Phạm Thanh Hùng) cùng ngân sách của tỉnh Quảng Ninh bắt đầu âm ỉ mâu thuẫn từ năm 2017. Đến năm 2020, mâu thuẫn ấy “nổ bùng” lên cao độ. Ông Phạm Thanh Hùng nói: “Một mình tôi không thể “cân” hàng trăm tỷ đồng chi phí mỗi mùa giải được”.

Thực tế, trước đó, việc Công ty Cổ phần Thể thao Quảng Ninh liên tục báo lỗ, kể từ sau năm 2016, cùng một vài hạng mục - nhánh kinh doanh khác thuộc công ty “mẹ” cũng báo lỗ theo, là những biểu hiện cho thấy ông Hùng “xoăn” dường như đã có ý ngãng ra, buông lỏng.

Tính từ năm 2017, ông Phạm Mạnh Hùng đã tổng cộng 5 lần gửi đơn trao trả đội bóng cho tỉnh Quảng Ninh, nhưng bất thành. Sự chậm trễ trong rót tiền cho đội bóng giữa địa phương (ngân sách của tỉnh Quảng Ninh), nhà tài trợ (Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam) và từ ông bầu Phạm Mạnh Hùng, dù đã nhất toán từ trước, với tỷ lệ được cho là 10, 20 và 35 tỷ đồng (có lũy tiến theo mùa) tính từ năm 2014 cứ ngày một leo thang. Và đến năm 2020, những lần nợ lương, thưởng lên đến vài chục tỷ bắt đầu hiện diện trên báo giới, qua những cuộc đình công của cầu thủ. Đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa địa phương – ông bầu cũng xuất hiện khi đó.

Số phận Than Quảng Ninh sau cùng ai cũng rõ. Công ty CP MTV bóng đá Quảng Ninh dừng hoạt động, trả lại đội bóng cho tỉnh. Sân Cẩm Phả vắng bóng trong ngày hội V.League. Các cầu thủ của Than.QN tỏa đi tứ xứ, đầu quân cho các CLB khác với hy vọng tìm kiếm kế sinh nhai.

SLNA may mắn có “bầu sữa” mới

Sự tồn tại của các đội bóng, thậm chí là những CLB có bề dày lịch sử tại V.League vẫn xoay vần trong mối tơ vò của ngân sách địa phương cùng “bầu sữa” các ông bầu. Trong đó, việc có thể chơi được ở V.League phần lớn vẫn đến từ nguồn tài trợ của doanh nghiệp.

SHB Đà Nẵng đến giờ vẫn duy trì đội 1 bởi ngân hàng SHB tiếp tục duy trì ngân sách 60 tỷ cho đội bóng.

Số phận của đội bóng sông Hàn ít ra không hẩm hiu như Than Quảng Ninh.

Thực tế năm 2019, SLNA cũng từng đứng trước bờ vực như đội bóng đất mỏ. Ở đầu mùa giải, SLNA thậm chí còn không tìm được nhà tài trợ cho đội. Cuối cùng, Bắc Á Bank lại là đơn vị đứng ra "cứu" SLNA. Đây là một kịch bản lặp đi lặp lại qua rất nhiều mùa giải. Điển hình như ở cuối mùa 2018, Bắc Á Bank và Sông Lam Nghệ An tưởng chừng đã "đứt duyên" nhưng sau khi gõ cửa hàng loạt "Mạnh Thường Quân" không thành công, ban lãnh đạo Sông Lam Nghệ An lại phải tìm mọi cách để ký tiếp hợp đồng với nhà tài trợ quen thuộc.

Phải đến cuối mùa V.League 2021, SLNA mới tìm được một bầu sữa mới với tiềm lực tài chính mạnh hơn. Đó là tập đoàn Tân Long. Kể từ đó, SLNA thay đổi diện mạo. Từ một đội bóng nghèo với nguồn ngân sách còm cõi, họ dư dả giữa chân Phan Văn Đức, Phạm Xuân Mạnh và đưa được ngôi sao Quế Ngọc Hải trở lại sân Vinh.

An Khánh

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文