Chế độ dinh dưỡng đặc thù chuẩn bị cho Olympic 2024: Cần nhưng chưa đủ

09:01 29/02/2024

Từ đầu tháng 2-2024, ngành Thể thao đã thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với 89 HLV, VĐV đã giành vé hoặc đang trong hành trình giành vé dự Olympic 2024. Giải pháp này dù cần thiết nhưng so với yêu cầu của thể thao đỉnh cao thì vẫn chưa đủ để giúp VĐV phát huy tốt nhất năng lực của mình.

Đến hẹn lại áp dụng

Thực tế, việc áp dụng chế độ đặc thù trên cũng không phải mới. Từ khoảng 3 năm gần đây, ít tháng trước mỗi kỳ cao điểm chuẩn bị Olympic hay các Đại hội thể thao quốc tế quan trọng khác, thể thao Việt Nam lại áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc thù cho những HLV, VĐV trọng điểm theo mức chi được đề cập ở Thông tư 86/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành năm 2020.

Thông tư này đã quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV và VĐV thể thao thành tích cao. Theo đó, các HLV, VĐV được hưởng chế độ dinh dưỡng là 320.000 đồng/ người/ ngày khi tập trung tại đội tuyển quốc gia. Mức chi chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự SEA Games, ASIAD và Olympic là 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày. Đối với HLV, VĐV được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành HCV tại ASIAD, Olympic trẻ, đạt chuẩn tham dự Olympic sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày.

Đội tuyển bóng bàn quốc gia có 4 vận động viên trong danh sách được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù từ đầu tháng 2-2024.

Hiện tại, mức chi dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày đang là mức cao nhất từ nguồn ngân sách áp dụng trong ngành thể thao, dành cho những HLV, VĐV thuộc diện trọng điểm và ưu tú nhất.

Tất nhiên khi đi vào thực tế, việc áp dụng chế độ này đương nhiên sẽ chiếm một phần đáng kể trong kinh phí phân bổ cho ngành thể thao. Nhưng tất cả đều coi đó là việc đương nhiên nhằm có thể chăm sóc, đầu tư tốt nhất trong mức có thể cho VĐV. Và như các HLV, VĐV, chuyên gia thể thao từng nhiều lần bộc lộ thì sẽ là tốt nhất nếu được áp dụng chế độ này trong cả năm.

Tuy vậy, ai cũng hiểu rằng với nguồn kinh phí được phân bổ khoảng hơn 700 tỷ đồng (mức dành cho năm 2023, cũng là mức cao nhất từ trước cho đến năm 2023) thì ngành phải đặt ra thời điểm áp dụng cụ thể để phù hợp với tình hình thực tế. Bởi bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc thù cho các HLV, VĐV trọng điểm, ngành thể thao còn phải chi nhiều khoản, từ tiền công, tiền ăn, tập huấn, thi đấu, thuê chuyên gia, y tế…

Cũng vì thế, trong kế hoạch hoạt động của năm 2024, phải đến đầu tháng 2-2024, chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/ người/ ngày mới được áp dụng cho 89 HLV, VĐV sẽ thi đấu chính thức tại Olympic Paris (Pháp) năm 2024 cũng như chuẩn bị cho các vòng loại Olympic 2024 ở các môn gồm: bơi, xe đạp, bắn súng, cầu lông, cử tạ, canoeing, rowing, taekwondo, judo, bắn cung, điền kinh, thể dục dụng cụ, boxing, bóng bàn. Đây là những môn đã có VĐV giành vé dự Olympic 2024 (bắn súng, bơi, xe đạp) hoặc đang có cơ hội giành vé chính thức dự Olympic 2024.

Theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các VĐV và các HLV đang huấn luyện các VĐV giành vé dự Olympic 2024 hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù trên từ ngày 1-2-2024 đến ngày tham dự của từng môn tại Olympic 2024. Trong khi đó, HLV, VĐV các môn khác trong danh sách hưởng chế độ từ ngày 1-2-2024 đến ngày hoàn thành vòng loại Olympic 2024 các môn (riêng 2 tay vợt đội tuyển bóng bàn quốc gia là Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Khoa Diệu Khánh hưởng chế độ này từ ngày 22-2 do trước đó chỉ tập huấn tại địa phương).

Trong danh sách trên, có khoảng 30 gương mặt được dự báo tiệm cận gần nhất với trình độ có thể tranh vé chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Và đến lúc này, như Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt cho hay  thì thể thao Việt Nam vẫn đang hướng tới mục tiêu giành tối thiểu 12 suất chính thức dự Olympic 2024.

Cần thêm “đặc thù”

Dù chế độ dinh dưỡng quan trọng nhưng rõ ràng, vẫn cần đến các yếu tố cơ bản khác trong quy trình đầu tư, huấn luyện VĐV cũng như quá trình tập luyện của VĐV như thi đấu quốc tế liên tục đến việc chăm sóc y tế, dinh dưỡng cho các VĐV. Trong vài năm gần đây việc thi đấu quốc tế của các VĐV trọng điểm đã được cải thiện đáng kể. Trong đó, các bộ môn thuộc Cục TDTT cũng như các Liên đoàn thể thao quốc gia, các đơn vị chủ quản của VĐV dồn kinh phí để VĐV được thi đấu quốc tế tối đa.

Tất nhiên, việc này chỉ đáp ứng được nhu cầu thi đấu quốc tế nhằm nâng cao trình độ, tích điểm trên bảng xếp hạng thế giới của 1-2 VĐV thuộc mỗi bộ môn. Và hiệu quả cũng rõ nét ở các môn bắn súng, cầu lông... Trong khi đó, mỗi môn cần có ít nhất 6-8 VĐV thường xuyên thi đấu quốc tế nhằm mang đến nhiều cơ hội tranh HCV ASIAD hay tranh vé dự Olympic. Tuy vậy, nguồn kinh phí để trang trải cho việc thi đấu quốc tế cho số VĐV trên dường như quá sức với nhiều bộ môn của Cục TDTT, Liên đoàn thể thao quốc gia hay các đơn vị chủ quản.

Ngay như đội tuyển bóng bàn quốc gia chuẩn bị cho vòng loại Olympic 2024 cũng chỉ có thể tập huấn khoảng hơn 3 tuần tại Nam Ninh (Trung Quốc) do nguồn kinh phí được phân bổ cho bộ môn bóng bàn (Cục TDTT) có hạn. Ngay cả kinh phí để di chuyển từ nơi ở đến địa điểm thi đấu giải trong thời gian tập huấn giờ cũng là vấn đề với người trong cuộc.

Ở góc khác, việc có đội ngũ chuyên gia y tế đồng hành liên tục với các VĐV trọng điểm để lo việc hồi phục, điều trị chấn thương, nâng cao thể lực… từ khi tập trung tập huấn cho đến khi thi đấu vẫn luôn là vấn đề nan giải với các đội tuyển quốc gia. Điều này đến ngay từ danh sách tập trung các đội tuyển quốc gia khi theo quy định, không có hạng mục liên quan đến bác sĩ, chuyên gia y tế, hồi phục, dinh dưỡng cho mỗi đội tuyển. Bởi chỉ riêng việc có chuyên gia dinh dưỡng cũng là điều đã được đề cập nhiều năm nay.

Tất cả người trong cuộc đều hiểu, mỗi môn có đặc thù riêng nên phải có chế độ dinh dưỡng riêng nhưng hiện tại, chuyên gia dinh dưỡng cho từng môn vẫn là điều xa xỉ với hầu hết các đội tuyển quốc gia. Đến việc khác cũng cần thiết, có thể áp dụng ngay là chuyên gia hồi phục cho riêng các VĐV trọng điểm cũng chưa thể thực hiện thì khó nói đến chuyện khác, có vẻ “xa xôi” hơn. Quá trình đầu tư cho VĐV trọng điểm dù được quan tâm hơn vẫn còn thiếu nhiều yếu tố cơ bản cũng là vì vậy…

Áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc thù cho các HLV, VĐV trọng điểm rốt cuộc cũng chỉ nên xem như một trong nhiều giải pháp cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu ở ASIAD, Olympic như mong muốn của người có trách nhiệm. Còn cần nhiều giải pháp khác phải được thực hiện đồng thời mới mong có sự phát triển ổn định cho thể thao Việt Nam ở các đấu trường quốc tế.

Minh Hà

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày ra số báo đầu tiên (1/11/1946 – 1/11/2024), Báo CAND phát hành ấn phẩm An ninh thế giới số Đặc biệt bao gồm các bài viết hấp dẫn về lực lượng CAND, công tác đảm bảo an ninh trật tự và các vấn đề kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Mời độc giả đón đọc. 

Gần đây, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự gia tăng giá nhà đất một cách bất thường. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này đến từ các chiêu trò “thổi giá” của những môi giới bất động sản. Với các thủ thuật tinh vi, một số nhóm môi giới không chỉ tạo nên cơn sốt đất ảo mà còn đánh lừa người mua về giá trị thực của tài sản.

Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên thế giới diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng mạnh cả về nguồn cung và nguồn cầu, đã có tác động mạnh mẽ đến công tác phòng, chống tội phạm ma túy trong nước ta.

Dấu mốc quan trọng nhất để làm nên tên tuổi của lực lượng PCCC Hòn Gai (tiền thân của Phòng Cảnh sát PCCC & CHCN Công an tỉnh Quảng Ninh ngày nay) chính là sự kiện ngày 1/8/1966, máy bay Mỹ đánh phá Hòn Gai, Quảng Ninh, Đội chữa cháy Hòn Gai thuộc Công an Thị xã Hòn Gai đã chiến đấu suốt 2 ngày đêm trên biển.

Nếu như 15 năm trước, trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh nặng khó sống sót, hoặc điều trị rất phức tạp, kéo dài, thì ngày nay, phẫu thuật tim bẩm sinh đã trở thành thường quy ở những trung tâm tim mạch lớn trên cả nước. Nhiều em bé phát hiện tim bẩm sinh từ khi còn là bào thai, đã được theo dõi và can thiệp ngay khi vừa lọt lòng mẹ, mang lại sự sống và tương lai tốt đẹp cho các em.

Tuần qua, sau khi TAND thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự đối với Đường Văn Thái (HĐXX tuyên phạt Thái 12 năm tù giam, quản chế 3 năm), các thế lực thù địch lại giở chiêu trò tung tin xuyên tạc, chống phá, đánh tráo bản chất vụ việc.

Ngày 3/11, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại cơ sở kinh doanh karaoke Bình Minh Nhớ, có địa chỉ tại thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

Rượu, bia quá đà dẫn đến tình trạng không kiểm soát được bản thân rồi gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, làm mất an ninh trật tự... Để hạn chế đến mức thấp nhất những hệ lụy đáng tiếc xảy ra, bác sĩ chuyên khoa II Vũ Kim Hoàng, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ, phân tích về vấn đề này.

Trong bối cảnh căng thẳng hiện tại, việc tiếp tục duy trì tình trạng xung đột kéo dài không chỉ gây ra tổn thất về kinh tế mà còn làm phức tạp hóa tình hình chính trị trong khu vực. Do đó, vấn đề trung gian hòa giải để chấm dứt hoặc ít nhất là giảm bớt xung đột trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng quốc tế.

Ngày mai (5/11), nước Mỹ bước vào cuộc tổng tuyển cử năm 2024. Cuộc đua vào Nhà Trắng nhận được sự quan tâm trên hết, cử tri sẽ phải lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris làm người chèo lái “con thuyền nước Mỹ” trong 4 năm tiếp theo.

Trong bối cảnh liên minh cầm quyền của Nhật Bản đánh mất vị thế quá bán tại Hạ viện trong tổng tuyển cử vừa diễn ra mới đây, đồng thời, thời hạn của kỳ họp Quốc hội bất thường mới để bầu chọn thủ tướng đang đến gần, phe đối lập đang gây nhiều áp lực rất lớn đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文