Chuyện "chảy máu" nhân tài ở những "đầu tàu" thể thao thành tích cao

07:44 29/01/2024

Trong tháng đầu tiên của năm 2024, 2 đơn vị có truyền thống bậc nhất trong phát triển thể thao thành tích cao là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh liên tiếp đón nhận những tin không vui về tình hình nhân sự, cùng những nguy cơ tiềm ẩn trong việc phát triển lên tầm cao mới trong tương lai.

Thua trong "cuộc chiến kim tiền"

Trong nhiều năm liền, TP Hồ Chí Minh được xem là địa phương phát triển bóng đá nữ một cách bài bản nhất, thành công nhất. Họ đóng góp không dưới 30% số lượng tuyển thủ thường xuyên góp mặt tại đội tuyển, thậm chí đưa cầu thủ ra nước ngoài thi đấu. Về mặt thành tích, CLB nữ TP Hồ Chí Minh đã vô địch quốc gia 12 lần, bao gồm 5 danh hiệu liên tiếp.

Nhiều cầu thủ nữ TP Hồ Chí Minh đã rời đội để có chế độ tốt hơn.

Thế độc tôn của bóng đá nữ TP Hồ Chí Minh tưởng như sẽ "trường tồn", nếu không có sự xuất hiện của một đối trọng bất ngờ: CLB Thái Nguyên. Kể từ thời điểm có nhà tài trợ mới, Thái Nguyên không ngại che giấu ý định chiếm ngôi vị số 1 của bóng đá nữ Việt Nam bằng tiềm lực tài chính. TP Hồ Chí Minh chính là đội bóng được họ nhắm đến để "lấy người". Nếu tiếp tục gắn bó với địa phương, những cầu thủ TP Hồ Chí Minh nhận tổng thu nhập hàng tháng khoảng 15-17 triệu đồng.

Đây là con số "chấp nhận được" so với nhiều CLB khác, nhưng thật khó để các cầu thủ CLB TP Hồ Chí Minh cưỡng lại khi nhận được những đề nghị lớn hơn tới 3-4 lần. Đó chính là lý do khiến đội bóng này chảy máu nhân tài trong 2 năm qua. Đầu năm 2022, hậu vệ Mỹ Anh và tiền đạo Hoài Lương trở thành những cầu thủ đầu tiên rời TP Hồ Chí Minh để gia nhập Thái Nguyên. Họ không chỉ được nhận lương 30 triệu đồng/tháng, mà còn có tiền lót tay như những cầu thủ nam tại V.League. Đến tháng 1/2024, thủ môn Kim Thanh, hậu vệ Trần Thị Thu và tiền vệ Bích Thùy sẽ là những gương mặt tiếp theo ra đi.

Với bản CV của những tuyển thủ vừa tham dự World Cup, thật khó để biết chính xác 3 cầu thủ trên được đảm bảo thu nhập ở mức nào khi đầu quân cho đội bóng mới. Trên thực tế, họ đã quyết định dứt áo rời đội dù có thông tin, CLB TP Hồ Chí Minh sẽ tìm nhà tài trợ để đảm bảo cho họ mức thu nhập 35 triệu đồng/tháng, gấp hơn 2 lần mức thu nhập cũ.

Xét trên góc độ cá nhân, 5 cầu thủ nói trên không sai khi quyết định rời đội. Họ đã đáo hạn hợp đồng với đội bóng chủ quản, đã cống hiến nhiều năm và có quyền tìm một phương án "bảo hiểm" ở tuổi 30. Tuy nhiên, cuộc chơi kim tiền tại sân chơi bóng đá nữ tiềm ẩn không ít nguy cơ phát triển mất cân bằng, nơi một số đội bóng chỉ "ăn ngọn" thay vì "nuôi gốc".

Sau khi đã hoàn thành giấc mơ World Cup, bóng đá nữ Việt Nam đứng trước áp lực phải duy trì thành tích này. Để làm được điều đó, VFF cần có những địa phương cạnh tranh phát triển, thay vì tập trung một vài gương mặt sáng giá nhất để ăn tập cùng nhau hàng năm. Nhưng trong dài hạn, viễn cảnh này sẽ không thể thành sự thật khi những địa phương như TP Hồ Chí Minh có nguy cơ mất trắng tài năng họ mất nhiều năm đào tạo.

Những mất mát không lường trước

Đội tuyển thể thao được nhắc đến nhiều hơn cả trong tháng đầu tiên của năm 2024 là đội thể dục dụng cụ Hà Nội, bao gồm cả những VĐV và HLV đang làm nhiệm vụ tại đội tuyển quốc gia. Sau nhiều ngày hé lộ mặt tối tại nơi mình từng tập luyện, VĐV Phạm Như Phương kiên quyết giữ quyết định nghỉ thi đấu, dù được Cục TDTT gợi ý tiếp tục cống hiến. Thể thao Việt Nam, cũng như Hà Nội đã mất những gì sau câu chuyện của Như Phương. Ở một góc độ nào đó, Hà Nội đã mất một VĐV giỏi, có thể giúp họ đảm bảo không dưới 2 tấm HCV tại các giải vô địch quốc gia. Xét trong những năm tiếp theo, Thủ đô còn mất nhiều hơn thế, trong một môn thể thao mất rất nhiều thời gian hình thành, phát triển như TDDC.

Tại kỳ Đại hội Thể thao Toàn quốc 2022 vừa qua, môn TDDC chỉ có 5 đơn vị tham gia tranh tài: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quân Đội, Hải Phòng và Cần Thơ. Hơn 2 thập niên đã trôi qua kể từ khi "búp bê" Ngân Thương gây tiếng vang nhờ tấm HCV SEA Games, TDDC vẫn chưa thể phát triển sâu rộng tại nhiều địa phương khác. Lý do bởi đây là môn thể thao rất khó làm.

Vận động viên TDDC được phát hiện, rèn luyện từ khi mới 5-7 tuổi, trong khi các môn thể thao khác là 10-12 tuổi. Các em phải tập với cường độ nặng, cùng nguy cơ gặp chấn thương có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Câu chuyện của VĐV trẻ Nguyễn Minh Triết vừa qua là minh chứng rõ nhất cho thấy mối nguy hiểm tiềm tàng một VĐV TDDC phải đối mặt hàng ngày.

Câu chuyện của Như Phương có thể khiến một địa phương, một đội tuyển thể thao tổn thương đến mức không thể trở lại như trước. Đó cũng là điều TDDC nữ Việt Nam phải đối mặt trong những năm gần đây, kể từ ngày Phan Thị Hà Thanh giải nghệ. Trong 3 kỳ SEA Games gần nhất, TDDC nữ Việt Nam không giành được huy chương vàng nào cả. Từ sự cố mang tên Như Phương, thể thao Hà Nội, cũng như bản thân bộ môn TDDC đã nhận một bài học lớn. Ở đó, những khoản thu chi của đội cần được tiến hành theo một quy trình khách quan, minh bạch. Đây là cách khiến cho không một cá nhân nào có thể phàn nàn, mỗi khi có xung đột về mặt tài chính. 

Góc khuất "chuyển nhượng" VĐV thể thao thành tích cao

Tại Việt Nam, hiện tượng VĐV thành tích cao chuyển đơn vị thi đấu không phải điều quá hiếm gặp. Tuy nhiên, quy trình để một VĐV được phép "chuyển nhượng" không dễ dàng chút nào. Giống như câu chuyện Như Phương xin nghỉ phép để xuất ngoại thăm người thân, VĐV không thể dứt áo ra đi chỉ với một lá đơn xin rời đội được viết tay có kèm chữ ký. "VĐV muốn nghỉ thi đấu cần có 2 văn bản. Thứ nhất là đơn xin nghỉ tập tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT, có chữ ký của VĐV. Thứ hai là Quyết định đồng ý cho VĐV nghỉ tập, có chữ ký và con dấu của Giám đốc Trung tâm. Nhưng 2 văn bản đó chỉ là giấy tờ cần thiết để “thanh lý” VĐV khỏi trung tâm, chứ không cho phép họ sang đơn vị khác", một HLV tiết lộ. Thông thường, trong đơn xin nghỉ tập, VĐV sẽ phải cam kết không thi đấu cho bất kỳ một đơn vị nào trong 1-3 năm. Trong trường hợp muốn sớm đầu quân cho đơn vị khác, lãnh đạo ngành thể thao của bến đỗ mới sẽ phải trực tiếp ngồi làm việc cùng đơn vị cũ để thuyết phục, đồng thời tạo điều kiện cho VĐV.

An Khánh

Sau khi Đề án "Tổng thể xử lý ô nhiễm môi trường phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2022-2030" được Ban thường vụ Tỉnh ủy thông qua, UBND thành phố Bắc Ninh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại phường Phong Khê có những chuyển biến theo hướng tích cực, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nâng cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, việc xử lý vẫn còn đang trong quá trình thực hiện, cần sự quyết liệt mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng và sự chấp hành nghiêm túc của người dân.

Tuổi trẻ CAND và tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương đã thể hiện rõ nét tinh thần tiên phong, xung kích đi đầu không chỉ trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà còn để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay.

Dự án Nhà máy Sản xuất bánh kẹo, đồ dùng gia dụng Tân Tiến Phát tại Hà Tĩnh có tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng được chấp thuận chủ trương từ 7 năm trước nhưng đến nay vẫn án binh bất động. Trong khi đó, người dân có đất bị thu hồi “kêu trời” vì không có đất sản xuất, trong khi tiền đền bù chưa được chi trả.

Với chủ đề “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”, Chương trình “Giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024” đã được Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Khánh Hòa và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tại TP Nha Trang tối qua (17/10).

Có tới 49 mỏ đất, cát đã được khảo sát để phục vụ dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô, nhưng mỏ ở gần chưa thể khai thác, mỏ ở xa thì giá cao do phát sinh chi phí vận chuyển. Bởi nhiều lý do, cho đến thời điểm này, vấn đề vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án thành phần thuộc Dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô vẫn đang là những khó khăn cần tiếp tục được tháo gỡ.

Sau gần 1 tháng xét xử sơ thẩm, ngày 17/10, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong “đại án” Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Trong vụ án này, các bi cáo bị truy tố về các tội danh “Lừa đảo chiềm đoạt tài sản” “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố cả 3 tội danh trên.

Ngày 31/10/1974, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định được thành lập. Với vai trò nòng cốt bảo vệ ANTT, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, 50 năm qua, những thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định luôn chủ động phòng ngừa và tích cực đấu tranh trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên thị trường trong nước và cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy, vấn đề này vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文