Chuyện không dễ với Pencak Silat Việt Nam

08:12 23/03/2023

Chỉ gần 1 năm sau khi giành ngôi Nhất toàn đoàn tại SEA Games 31 tại Việt Nam, đội tuyển Pencak Silat Việt Nam lại phải đối mặt với nguy cơ không thể bảo vệ ngôi Nhất toàn đoàn tại SEA Games 32 tới ở Campuchia. Có cả lý do chủ quan cũng như khách quan nhưng rõ ràng, việc lên ngôi đầu ở SEA Games 32 hoàn toàn không dễ, thậm chí cực khó.

Thay đổi chóng mặt

Pencak Silat cũng như nhiều môn võ khác chưa bao giờ đạt được sự ổn định về nội dung thi đấu trong chương trình thi đấu SEA Games. Đó cũng là lý do khiến các nhà quản lý, HLV môn võ này chưa thể tính xa cho mục tiêu ở SEA Games. Tầm nhìn cho mục tiêu SEA Games thường chỉ mang tính ngắn hạn, trong một chu kỳ SEA Games.

Các võ sĩ đối kháng của đội tuyển Pencak Silat Việt Nam tập luyện chuẩn bị cho SEA Games 32. Ảnh: Như Đạt

Về chuyện này, có thể lấy ví dụ ở SEA Games 30 tại Philippines khi Ban tổ chức kỳ SEA Games này chỉ đưa vào chương trình thi đấu 5 hạng cân đối kháng. Với số ít nội dung thi đấu này nên ở kỳ SEA Games đó, việc đội đối kháng Việt Nam chỉ giành 1 HCV bởi võ sĩ Trần Thị Thêm cũng là đáng kể. Đến SEA Games 31 tại Việt Nam, nội dung thi đấu đối kháng lại có 10 hạng cân. Đến SEA Games 32, dự kiến số lượng nội dung thi đấu nội dung đối kháng còn nhiều hơn so với SEA Games 31 nhưng số nội dung thi đấu biểu diễn lại ít hơn.

Đáng chú ý, tại SEA Games 32, đa số nội dung thi đấu đối kháng đều thuộc các hạng cân nhẹ. Trong khi đây không còn là thế mạnh của các võ sĩ Việt Nam. Ngay ở SEA Games 31, cả 5 tấm HCV nội dung đối kháng của đội tuyển Pencak Silat Việt Nam đều ở các hạng cân lớn với Quàng Thị Thu Nghĩa (hạng 70-75kg nữ), Trần Đình Nam (hạng 70-75kg nam), Lê Văn Toàn (hạng 110kg), Nguyễn Tấn Sang (hạng 75-80kg) và Nguyễn Duy Tuyến (hạng 80-85kg). Nhưng trong số các nhà vô địch SEA Games 31 này, nhiều người sẽ phải chuyển hạng cân do hạng cân thi đấu sở trường không có tên trong chương trình thi đấu Pencak Silats ở SEA Games 32. Gần như các VĐV phải thay đổi hạng cân, như Quàng Thị Thu Nghĩa sở trường là hạng cân 75kg nhưng sẽ phải xuống thi đấu hạng 70kg; Lê Văn Toàn vô địch SEA Games 31 hạng 110kg, vô địch thế giới hạng 95kg nhưng có thể đứng ngoài cuộc chơi khi SEA Games 32 không có cả hai hạng cân này.

Không kể, ở SEA Games 32, Pencak Silat cũng như nhiều môn võ khác đều phải chấp nhận chỉ được đăng ký tối đa 70% tổng nội dung thi đấu do Ban tổ chức đặt ra. Điều đó sẽ hạn chế đáng kể cơ hội tranh HCV của đội tuyển và đương nhiên ảnh hưởng đến mục tiêu giành tối thiểu 100 HCV tại SEA Games 32 của Đoàn Thể thao Việt Nam.

Trong lần trao đổi gần đây, HLV trưởng đội tuyển Pencak Silat Việt Nam Nguyễn Văn Hùng cho hay rằng, đội tuyển chỉ có thể đăng ký giành 3 HCV tại SEA Games 32. Mục tiêu này thấp hơn một nửa so với thành tích của đội ở SEA Games 31 (6 HCV) nhưng người trong cuộc phải chấp nhận. Chỉ trừ khi đội được dự đầy đủ nội dung thi đấu, chương trình thi đấu không bị cắt giảm những nội dung thế mạnh từng mang về HCV cho đội tuyển tại SEA Games 31 thì lúc đó mới có thể hướng đến mục tiêu 6 HCV.

Đúng là chuyện này có vẻ không quen với người ngoài cuộc nhưng với người trong cuộc, từng dự nhiều kỳ SEA Games thì lại thấy đó là bình thường. Tất nhiên đó là sự bình thường không ai mong muốn.

Giành 3 HCV cũng không đơn giản

Còn nhớ, ngay trước SEA Games 31 năm 2022, Ban huấn luyện đội tuyển đã bày tỏ lo ngại khi luật thi đấu có thay đổi ở nội dung đối kháng. Trong đó, những đòn thế như đánh ngã kéo, cắt kéo, túm kéo hay quăng quật ngã, túm đấm hay thậm chí những đòn gối, trỏ vốn bị cấm nhưng đã được áp dụng và có thể sử dụng trong thi đấu. Điều đó khiến các VĐV Việt Nam phải hối hả thích nghi do trong suốt thời gian dài không được đào tạo những đòn đánh này.

Trong khi đó, ở Đông Nam Á, những VĐV của Thái Lan, chủ yếu chuyển từ môn võ Muay, vốn đã tập luyện các đòn thế trên cũng tạo nên áp lực không nhỏ cho các VĐV chủ nhà. Không kể, các võ sĩ Indonesia, Singapore cũng đi trước các võ sĩ Việt Nam ở mảng này. Lúc đó, các HLV Việt Nam chỉ hy vọng vào nền tảng kỹ thuật cơ bản tốt của các học trò sẽ giúp họ nhanh chóng điều chỉnh lối chơi. Cuối cùng, học trò của họ đã hoàn thành mục tiêu khi giành 5 HCV nội dung đối kháng ở SEA Games 31.

Ngoài đối kháng, nội dung biểu diễn cũng không còn là thế mạnh của các võ sĩ Việt Nam khi sân chơi này càng trở nên "chật chội" với nhiều ứng cử viên cho ngôi vô địch từng nội dung thi đấu. Không kể, việc chấm điểm nội dung biểu diễn vẫn nặng về cảm tính nên chính các HLV Việt Nam cũng khó kiểm soát cuộc chơi. Điều đó khiến đội biểu diễn Pencak Silat Việt Nam cũng chỉ giành 1 HCV ngay trên sân nhà ở SEA Games 31.

Đến trước SEA Games 32, khó khăn vẫn còn đó khi các võ sĩ đối kháng của Thái Lan và đương nhiên là Singapore, Indonesia vẫn đang có những bước tiến mạnh mẽ. Trong khi đó, đội tuyển Pencak Silat Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao lực lượng và không dễ tìm VĐV kế thừa xứng đáng lứa VĐV đi trước.

Như ở nội dung đối kháng, khi nhà vô địch ASIAD 2018 Nguyễn Văn Trí, Trần Đình Nam vắng mặt thì đội tuyển cũng không có ngay nguồn VĐV có thể khỏa lấp chỗ trống. Lứa VĐV trẻ sinh từ 2002 đến 2004 để thay thế những VĐV trên cũng phải mất vài năm mới có thể bắt kịp trình độ các đàn anh. Và trong khoảng thời gian ấy, trong đó có SEA Games 32, là khoảng trống.

Ngoài ra, tại SEA Games 32, các cuộc đấu lại áp dụng những thay đổi về thể thức đánh, thể thức tính điểm mới so với SEA Games 31. Và một lần nữa, các võ sĩ Việt Nam lại phải học cách thích nghi. Nhà vô địch SEA Games 31 Nguyễn Duy Tuyến kể rằng, việc chỉ có chưa đầy 1 năm để tập thích nghi với những điểm mới trong thi đấu cũng là thách thực không nhỏ trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 32.

Còn ở nội dung biểu diễn, dàn VĐV kỳ cựu cũng nghỉ thi đấu. Trong đó có người do tuổi tác, lý do gia đình; có người đủ khả năng tranh chấp HCV SEA Games nhưng rời sàn đấu vì chán nản với cách điều hành của trọng tài tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX - 2022, vốn đang được Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Tổng cục TDTT xem xét và kết luận. Thế nên, với dàn VĐV trẻ hiện tại, cũng khó có thể tính tới việc giành dù chỉ ít nhất 1 HCV ở SEA Games 32 tới.

Dù thế, như trong chia sẻ gần đây của HLV trưởng đội tuyển Pencak Silat Việt Nam Nguyễn Văn Hùng thì tất cả đều phải cố gắng thích nghi với hoàn cảnh, phát huy hết khả năng nguồn lực con người hiện tại. Tất nhiên, nếu các VĐV được đầu tư mạnh mẽ hơn từ chế độ chăm sóc về y tế, điều kiện tập huấn... thì sẽ có thể tin vào việc hoàn thành chỉ tiêu 3 HCV - chỉ tiêu vốn được xem là quá thấp so với thực lực của Pencak Silat Việt Nam.

Trông vào chuyến tập huấn ở Indonesia

Đội tuyển Pencak Silat Việt Nam đã tập trung từ đầu tháng 2-2023 với 4 HLV và 30 VĐV. Đến tháng 4-2023, dự kiến đội đi tập huấn ở Indonesia để chuẩn bị cho SEA Games 32 và xa hơn là ASIAD 19. Indonesia cũng là địa điểm tập huấn quen thuộc của các võ sĩ Pencak Silat Việt Nam trong nhiều năm qua. (Minh Khuê)

Minh Hà

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.

Ngày 25/11, theo tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng, trong vụ kiểm tra vũ trường New MDM CLUB trên địa bàn TP Hải Phòng, lực lượng chức năng xác định có cặp vợ chồng "nguyên sếp" liên quan đến ma túy.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng nói, công tác xử lý hành vi gian lận nói trên của địa phương này đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ...

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文