Điều bóng đá Việt Nam còn phải học Thái Lan

07:54 24/12/2021

Kết quả trận bán kết lượt đi đã ngã ngũ. Nhưng việc Việt Nam hay Thái Lan vào chung kết vẫn còn phải chờ lượt về phán xử. Tuy nhiên, câu chuyện của 180 phút chính thức, có thể kéo đến hiệp phụ hay đá luân lưu không thể tượng trưng cho chiến thắng hay thất bại của một nền bóng đá với kình địch của mình. Nhìn cách bóng đá Thái Lan tận dụng hiền tài, bóng đá Việt Nam sẽ còn phải học nhiều hơn nữa.

Bóng đá Thái Lan đi trước Việt Nam 10 năm

Kiatisak Senamuang, gạch nối của bóng đá Việt Nam với bóng đá Thái Lan từ quá khứ cho đến hiện tại từng có một phát ngôn gây sốc trên Four Four Two vào tháng 4/2018. Khi đó, ông nói rằng phải 10 năm nữa, Việt Nam mới thắng được Thái Lan. Sau hai năm rưỡi kể từ câu nói gây tranh cãi ấy, Kiatisak - nay là HLV trưởng HAGL phải phân bua để không muốn chịu “gạch, đá” từ người hâm mộ bóng đá đất nước hình chữ S.

Quả thực, 1 năm sau câu nói gây sốc ấy của Kiatisak, Việt Nam đã thắng được Thái Lan ở cấp độ ĐTQG. Chiến thắng 1-0 tại Kings Cup là khởi đầu cho mạch 3 trận liên tiếp bất bại mà Việt Nam dưới thời ông Park Hang Seo có được trước “Bầy voi chiến”. Tuy nhiên suy cho cùng, đó chỉ là những chiến thắng ở một phương diện hẹp. 90 phút chính thức của một trận đấu không thể là thước đo cho cả một quá trình phát triển của hai nền bóng đá. Đồng ý, kết quả ấy ghi nhận sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam, đặc biệt trong cuộc cách mạng bóng đá trẻ nghiêm túc và quyết liệt suốt 7-8 năm trời của LĐBĐ Việt Nam, các CLB và Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Nhưng nhìn một cách tổng thể, nền bóng đá Việt Nam vẫn còn đi sau Thái Lan nhiều năm về lộ trình phát triền chuyên nghiệp.

Lấy giải VĐQG – bản lề cho ĐTQG là một ví dụ. Năm 2007, Thái Lan đã quyết định mua bản quyền khuôn mẫu tổ chức tại giải Ngoại hạng Anh để áp dụng vào mô hình các giải chuyên nghiệp của Thai League. Từ đó, ngoài giải VĐQG và cúp Quốc gia truyền thống, người Thái có thêm giải liên đoàn để tăng cường số trận đấu cho các CLB. Thêm vào đó, hệ thống kim tự tháp phát triển bóng đá của Thái Lan cũng được xây dựng một cách bài bản. Trong đó, đỉnh của kim tự tháp là Thai League 1 với 16 CLB tham gia. Thấp hơn ở Thai League 2, 18 CLB góp mặt. Xếp phía dưới là giải bán chuyên Thai League 3 tập hợp tới 72 CLB được chia làm 6 vùng miền gồm phía Bắc (11 đội), Đông Bắc (11 đội), phía Đông (12 đội), phía Tây (12 đội), nội đô Bangkok (14 đội) và phía Nam (12 đội).

Không dừng lại ở đó, giải bóng đá chuyên nghiệp của Thái Lan còn có một hạng thấp nhất là giải nghiệp dư với không giới hạn các CLB được chia làm 12 vùng miền khác nhau. Với một hệ thống giải đấu đồ sộ được vận hành theo mô hình kim tự tháp ngược cực kỳ chuyên nghiệp, Thái Lan có thể xem là hình mẫu mà Việt Nam phải thèm khát.

Nhiều cầu thủ trẻ của Thái Lan được tạo điều kiện sang nước ngoài chơi bóng.

Xuất ngoại và những cầu thủ được đào tạo ở nước ngoài

Khi mà Thái Lan có thể tổ chức một hệ thống giải quy củ như vậy thì cho đến nay, việc vận hành 3 giải đấu của Việt Nam với hạng Nhì (tương đương Thai League 3), hạng Nhất (tương đương Thai League 2) và V.League (tương đương Thai League 1) của VFF và VPF gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đẩy các CLB chuyên nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn về tài chính. Đó cũng là lý do mà V.League 2021 không thể tiếp tục sau 12 vòng. Đấy là chưa kể Than Quảng Ninh, một trong những CLB từng thuộc diện mạnh vì gạo, bạo vì tiền phải dừng hoạt động.

Trong bối cảnh Thai League vốn dĩ đã sớm nhận những hợp đồng bản quyền truyền hình kếch sù và gần đây đẩy con số phi mã lên đến gần 8.000 tỷ đồng cho 8 năm từ mùa 2021 thì cho đến hiện tại, VPF và các CLB V.League mới bắt đầu đau đáu lợi nhuận thực tế, thay vì một hình thức quảng cáo tượng trưng đến từ bản quyền truyền hình. Nói như thế cũng đủ để thấy rằng, sự phát triển của V.League đã chậm hơn Thai League bao nhiêu năm.

Câu chuyện về phát triển bóng đá Thái Lan và Việt Nam không chỉ dừng lại ở hệ thống giải nghiệp dư và chuyên nghiệp. Đó còn là cách Thái Lan chiêu mộ và tổ chức ươm mầm hiền tài cho tương lai. Ngoài hệ thống lò đào tạo trẻ lên đến gần 100 ở trong nước, Thái Lan cũng thường xuyên “gửi gắm” các tài năng nhí của mình tại một số CLB nước ngoài. Nổi bật trong đó là Leicester City. Trong đội hình của Thái Lan hiện tại, Thanawat và Worrachit là những gương mặt đã và đang được đào tạo và thi đấu tại cựu vô địch Ngoại hạng Anh. Đấy là điều mà bóng đá Việt Nam chưa thể làm được trước rào cản về tư duy làm bóng đá cũng như eo hẹp về tài chính so với Thái Lan.

Một yếu tố khác cũng liên quan đến xuất ngoại. Teerasil Dangda, Theerathon Bunmathan và đặc biệt là Chanathip Songkrasin đã tung hoành ở Nhật Bản nhiều năm. Nhưng bên phía Việt Nam, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng đều thất bại và vỡ mộng trước tham vọng ra nước ngoài chơi bóng. Vết sẹo ấy khiến cho chính những tài năng như Hoàng Đức, Quang Hải ngần ngại rời khỏi “cái ao làng” V.League hiện nay.

Cú vồ hụt đáng tiếc của kiến trúc sư trưởng Thai League

Thực tế hồi tháng 5/2021, VPF đã nghĩ đến một cuộc cách mạng cho hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam bao gồm hạng Nhất và V.League. Ông Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT VPF đã quyết định gửi lời mời tới ông Benjamin Tan – Trưởng ban phát triển và cấp phép CLB của FAT và Phó Giám đốc điều hành giải Thai League.

Tuy nhiên, tham vọng của VPF đã không thành hiện thực. Bởi LĐBĐ Singapore đã nhanh chân hơn khi đề nghị ông Benjamin Tan trở về Singapore nhằm mục đích phát triển hệ thống giải bóng đá quốc nội của nước này. Thậm chí, Singapore còn lên một kế hoạch với lộ trình 20 năm nhằm hiện thực hoá tham vọng dự VCK World Cup 2034. “Vồ hụt” ông Benjamin Tan, VPF chẳng có cách nào khác là chấp nhận những con người ở trong nước hiện tại. Tuy nhiên, sự vận hành của VPF đã và đang vấp phải một số những rào cản, thậm chí là cả những tranh cãi, phản ứng quyết liệt đến từ một vài cổ đông của VPF.

Trước mắt, VPF sẽ sớm tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông để bầu ra 2 thành viên vào HĐQT. Song song với đó, VPF kỳ vọng sẽ có bộ mặt mới đến từ V.League 2022, trước khi tham vọng thu về bản quyền truyền hình với giá trị lớn và tiền mặt đúng nghĩa, nhằm tăng thêm nguồn thu đích thực cho các CLB tham dự hệ thống chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam.

An Khánh

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文