Gia tăng nguồn lực hỗ trợ vận động viên

07:40 13/10/2022

Việc Tổng cục TDTT mới công bố gói hỗ trợ cho các vận động viên (VĐV) trọng điểm chuẩn bị cho Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) 19 năm 2023 tại Trung Quốc, Thế vận hội mùa hè (Olympic) tại Paris (Pháp) năm 2024 được xem là bước tiến lớn trong hỗ trợ VĐV. Nhưng về lâu dài vẫn cần thêm sự chung tay từ các địa phương, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, địa phương trong việc hỗ trợ, tiếp thêm động lực cho VĐV.

Có bao nhiêu, tốt bấy nhiêu

Lâu nay, việc hỗ trợ cho VĐV, đặc biệt là VĐV trọng điểm vẫn là mối quan tâm hàng đầu của ngành Thể thao. Khi nguồn hỗ trợ cho VĐV từ các doanh nghiệp còn hạn chế, ngành Thể thao đã cố gắng đến mức có thể. Rõ nhất là việc thực hiện chính sách đặc thù đối với VĐV trọng điểm được thực hiện đều đặn trong vài năm qua.

Theo đó, VĐV thuộc diện này (thường trong khoảng 50 – 55 VĐV) được hưởng mức tiền công tập luyện là 400 nghìn đồng/ ngày, tiền ăn là 400 nghìn đồng/ngày. Đây mức chế độ cao hơn các VĐV đội tuyển quốc gia khác, được xem là bước tiến đáng kể trong đầu tư cho VĐV từ nguồn ngân sách Nhà nước. Bởi thu nhập từ tiền công tập luyện khoảng hơn chục triệu đồng (trừ các ngày chủ nhật) cũng được xem là chấp nhận được để VĐV yên tâm theo nghề. Thực tế, mức chế độ này đã tạo động lực cho các VĐV để họ thường xuyên giữ phong độ nhằm luôn nhận được sự đầu tư trên. Dù vậy, vẫn cần thêm các nguồn hỗ trợ khác cho VĐV trọng điểm, những người có thể góp mặt, đóng góp thành tích quan trọng cho thể thao Việt Nam.

Thế nên, việc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) mới đây bàn giao khoản tài trợ 5 tỉ đồng cho Tổng cục TDTT nhằm hỗ trợ các VĐV trọng điểm quốc gia chuẩn bị cho ASIAD 19 năm 2023 và Olympic Paris năm 2024 được xem là dấu ấn mới cho thể thao Việt Nam.

Những VĐV như nhà vô địch SEA Games 31 Đinh Phương Thành càng cần nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn để yên tâm cống hiến.

Theo đó, khoản tài trợ được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp 5 triệu đồng hằng tháng cho 50 VĐV đặc biệt tài năng từ các môn thể thao: bắn cung, cầu lông, thể dục dụng cụ, karatedo, bơi, cử tạ, wushu, điền kinh... được Tổng cục TDTT chọn lựa trong giai đoạn chuẩn bị cho ASIAD 19 và Olympic 2024; hỗ trợ kinh phí cho các vận động viên tham gia thi đấu quốc tế. Ngoài ra, một phần kinh phí sẽ được dùng để bổ sung trang thiết bị cho môn bắn cung, cầu lông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn cũng cho biết danh sách VĐV nhận tài trợ cũng là danh sách mở, tùy thuộc vào phong độ, thành tích của VĐV và khả năng đáp ứng nhiệm vụ.

Trước đó, ngoài bóng đá, các đội tuyển quốc gia cũng nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp. Tất nhiên, hỗ trợ này cũng đa dạng, từ tiền mặt cho đến hiện vật trong từng giai đoạn cụ thể. Như trường hợp của Herbalife Việt Nam cho thể thao Việt Nam là mang tính chất lâu dài khi sự tài trợ diễn ra trong hơn chục năm qua.

Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam Trần Văn Mạnh kể rằng, riêng giai đoạn 2021-2022, Herbalife Việt Nam tiếp tục tài trợ cho 110 VĐV hàng đầu Việt Nam các sản phẩm dinh dưỡng để sử dụng mỗi ngày. Việc này đã góp phần xây dựng nền tảng vững chắc, giúp các VĐV Việt Nam tăng cường thể lực và sức bền trước, trong và sau mỗi lần thi đấu…

Với điều kiện kinh phí còn hạn chế của ngành Thể thao hay Ủy ban Olympic, tất cả sự hỗ trợ đều là đáng quý. Quan trọng nhất là đã giúp ngành giữ lửa nghề cho VĐV, để họ có thêm động lực thực hiện những mục tiêu của mình ở Olympic hay ASIAD.

Cần thêm nguồn hỗ trợ

Tất nhiên, chỉ ngành Thể thao đôn đáo tìm cách hỗ trợ VĐV bằng cơ chế, bằng việc huy động nguồn lực xã hội hóa cũng chưa đủ. Sẽ cần đến cả sự hỗ trợ từ các địa phương, từ các liên đoàn, hiệp hội.

Trong các địa phương đang góp sức hiệu quả để tiếp động lực cho VĐV có TP Hồ Chí Minh. Hồi tháng 4-2022, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua nghị quyết về một số chính sách đặc thù đối với HLV, VĐV của thành phố. Trong đó HLV và VĐV của TP Hồ Chí Minh khi được triệu tập làm nhiệm vụ ở đội tuyển quốc gia đều được nhận hỗ trợ hằng tháng với mức 6 triệu đồng/người; được triệu tập vào đội tuyển trẻ quốc gia nhận hỗ trợ 3 triệu đồng/ người. Chế độ trợ cấp ưu đãi cho VĐV tài năng cũng được điều chỉnh theo hướng tăng lên trong đó, VĐV đoạt HCV tại Olympic, ASIAD, SEA Games sẽ được hưởng mức trợ cấp hằng tháng lần lượt 40 triệuđồng, 30 triệu đồng, 12,5 triệu đồng trong suốt chu kỳ giải đấu tương ứng (48 tháng, 48 tháng, 24 tháng).

Như thế, chỉ tính riêng VĐV đoạt HCV SEA Games cũng có tổng thu nhập 300 triệu đồng trong chu kỳ Đại hội bên cạnh tiền thưởng. Và nếu VĐV trong diện trọng điểm của ngành Thể thao thì thu nhập thực sự ở mức cao với VĐV thể thao.

Tuy nhiên, không có nhiều địa phương thực hiện được mức hỗ trợ cho VĐV như TP Hồ Chí Minh. Ngay cả Hà Nội, trung tâm thể thao hàng đầu cả nước từ nhiều năm nay cũng mới chỉ tạo ra đột phá ở mức tiền thưởng cho thành tích thi đấu ở các kỳ cuộc thể thao quốc tế, quốc gia nhưng lại chưa thể tạo ra sự đột phá ở những khoản hỗ trợ hằng tháng.

Chỉ một số ít bộ môn, như môn vật, nỗ lực vận động để có thêm nguồn hỗ trợ thêm cho VĐV trong đó có các VĐV hàng đầu của đội tuyển quốc gia. Trong khi đó, như có lần Trưởng bộ môn bóng chuyền (Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội) Bùi Đình Lợi thì chỉ cần nhận được hỗ trợ thêm 3 triệu đồng mỗi tháng thì cũng đủ giúp VĐV của bộ môn thực sự yên tâm tập luyện khi tiền công tập luyện và chế độ dinh dưỡng của VĐV cũng mới tròm trèm ở mức khoảng chục triệu đồng.

Cũng không ngẫu nhiên khi vai trò của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia cũng như địa phương được đề cao trong việc tạo nguồn hỗ trợ cho VĐV. Tuy nhiên, không nhiều liên đoàn, hiệp hội thực sự phát huy hết vai trò mà mới chỉ dừng ở mức tìm nguồn lực để thưởng cho VĐV theo kỳ cuộc hoặc hỗ trợ một phần để VĐV đi tập huấn nước ngoài chứ chưa thể hỗ trợ hằng tháng cho VĐV.

Cho nên, hành trình hỗ trợ cho VĐV, nhất là VĐV trọng điểm, vẫn luôn cần sự đồng hành từ cơ quan quản lý nhà nước, các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia cũng như địa phương…

Khuyến khích vai trò của các liên đoàn, hiệp hội

Dù đã đặt ra mức hỗ trợ được xem là tốt nhất trong làng thể thao Việt Nam nhưng TP Hồ Chí Minh vẫn khuyến khích các liên đoàn, hiệp hội thể thao và các tổ chức liên quan khai thác các nguồn thu hợp pháp khác để bổ sung chế độ, góp phần nâng cao chất lượng sống cho HLV, VĐV. Từ đó phấn đấu đạt nhiều thành tích cho thể thao thành phố và quốc gia.

Minh Khuê

Minh Hà

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文