Lập sàn giao dịch lúa gạo để minh bạch kinh doanh

09:13 07/03/2024

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ giữa tháng 2 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm. Điều đáng nói, có nhiều thông tin cho rằng, giá gạo giảm do các doanh nghiệp (DN) thu mua đã “chậm lại một nhịp”, chờ giá gạo xuống thấp mới thu mua. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu gạo của các DN và ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của người trồng lúa.

Thông tin mới nhất ngày 6/3, trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục quay đầu giảm mạnh từ 16 - 20 USD/tấn. Cụ thể, ở phân khúc gạo tiêu chuẩn 5% tấm, gạo Việt giảm 16 USD, xuống còn 578 USD/tấn; gạo 25% tấm, giá gạo Việt cũng giảm 15 USD, xuống 555 USD/tấn; gạo 100% tấm giảm mạnh tới 20 USD/tấn. Giá sau điều chỉnh hiện gạo Việt còn 478 USD/tấn.

Về thị trường xuất khẩu, năm 2024, Indonesia, Philippines vẫn là thị trường chính và có tiềm năng tăng cao, thị trường châu Phi tương đối ổn định. Ngoài ra, các thị trường như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới ở các nước khu vực Trung Đông cũng đang có xu hướng tăng trưởng tốt nhờ tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia; đồng thời cũng nhờ chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của từng quốc gia, khu vực. Biến động của thị trường lúa gạo trong nước và thế giới đòi hỏi các địa phương, doanh nghiệp phải linh hoạt trong triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, thu mua, xuất khẩu gạo thời gian tới. Điều đáng nói, có nhiều thông tin cho rằng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm là do có hiện tượng doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lúa gạo chậm mua của nông dân để chờ giá xuống thấp.

Lập sàn giao dịch lúa gạo để minh bạch kinh doanh -0
Ảnh minh hoạ.

Liên quan đến tình trạng này, ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị nêu rõ: Hiện nay, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa vụ đông xuân nhưng có hiện tượng DN chờ đợi giá lúa xuống thấp, còn người dân mong muốn bán được giá lúa cao như các tháng cuối năm 2023. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu gạo của các DN và ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của người trồng lúa.

Từ đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD I), Tổng công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD II) phải đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo lành mạnh, minh bạch, phản ứng linh hoạt, kịp thời trong tình hình thị trường. Chỉ thị cũng yêu cầu nghiên cứu thúc đẩy việc triển khai sàn giao dịch hàng hóa nông sản, trong đó có sàn giao dịch lúa gạo để đảm bảo công khai, minh bạch trong kinh doanh.

Về vấn đề này, bà Bùi Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) chia sẻ, giá lúa gạo trong thời gian tăng cao liên lục trong quý III, IV/2023 sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm từ giữa tháng 1/2024, mức giảm là từ trên 9.000 đồng/kg xuống 7.300 đến 7.800/kg. “Tuy giá giảm nhưng vẫn cao hơn của vụ đông xuân năm 2023 và đặc biệt là vẫn cao hơn giá của các vụ trước. Với giá lúa hiện nay người dân vẫn có lãi khoảng 60% theo giá thành sản xuất mà Hiệp hội tài chính đã công bố là khoảng 4.000 đồng/kg và giảm trên nền giá cao đột biến. Năm 2023 giá tăng đột biến và hiện nay giảm nhưng giảm trên nền giá cao trước đó”, bà Tâm khẳng định.

Bà Tâm cho rằng nguyên nhân dẫn đến giá gạo giảm như vừa qua là do hiện nay thu hoạch chính vụ, tất cả các cánh đồng đều thu hoạch và các tỉnh đều thu hoạch cùng thời điểm dẫn đến sự ùn ứ từ ruộng, từ nhà máy, thậm chí từ các cảng nội địa. Hơn nữa để thu mua được 6 triệu tấn gạo, phải chuẩn bị về tín dụng ngân hàng, chuẩn bị logistics nên sẽ chậm hơn. Bên cạnh đó, hiện nay Thái Lan, Philippines, Indonesia cũng cũng thu hoạch vào đúng tháng 3-5. Ngoài ra, một số nước châu Phi hiện nay đang tồn nhiều gạo. Philippines hiện cũng tồn gạo với giá cao nên họ phải tiêu thụ ở trong nước trước, sau đó mới tiếp tục nhập khẩu.

Bà Tâm đề nghị Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính cho tiến hành sớm chương trình thu mua dự trữ. Thông thường hàng năm, cứ vào tháng 3 thì Tổng cục sẽ tổ chức mở thầu với số lượng khoảng 200-250 nghìn tấn gạo. Số lượng này cũng đủ để đóng góp vào việc kích cầu.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, đến nay cả nước đã thu hoạch khoảng 3,2 triệu tấn lúa. Cả năm 2024, theo kế hoạch Việt Nam sẽ gieo trồng khoảng 7,1 triệu ha, dự tính sản lượng vẫn trên 43 triệu tấn lúa. Căn cứ theo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu năm nay, nếu nhu cầu tăng cao, Bộ NN&PTNT sẽ điều chỉnh theo hướng tăng diện tích vụ Thu Đông lên khoảng 700.000 ha như năm 2023, còn vụ Đông Xuân và Hè Thu nếu tăng cũng không đáng kể. Theo ông Cường, thị trường lúa gạo có biên độ hẹp và biến động rất nhanh, do đó doanh nghiệp cần chủ động nắm thông tin, dự báo thị trường để chốt giá, chốt hợp đồng xuất khẩu với giá tốt nhất và mang lại lợi ích hài hòa cho doanh nghiệp, cho nông dân sản xuất lúa.

Ông Cường cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với cơ quan quản lý như Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT để theo dõi sát thông tin thị trường, tận dụng tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo khi các nước có nhu cầu". Nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu hai bộ là Bộ Công thương và Bộ NN& PTNT cùng phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng gạo gắn với dịch vụ logistics để đưa sản phẩm đến với các thị trường. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT hướng dẫn cho các địa phương vùng ĐBSCL thu hoạch lúa theo đúng thời vụ.

Bộ cũng phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng để cung cấp thông tin về diễn biến thị trường lúa, gạo để người dân, doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp; phối hợp với Liên minh hợp tác xã Việt Nam thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ lúa, gạo. Bộ Công thương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường gạo trong và ngoài nước; tìm cơ hội đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trúc Linh

Sau khi chuyên án được xác lập, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, các thành viên trong Ban Chuyên án đã tập trung lực lượng đấu tranh với các đối tượng đường dây.

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khai mạc hôm 28/4 tại TP Rio de Janeiro, Brazil, đã diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với những biến động lớn về kinh tế, chính trị và an ninh. Đây không chỉ là cuộc gặp ngoại giao thường niên, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới phần còn lại của thế giới: BRICS đang quyết tâm trở thành một cực quyền lực mới trong trật tự toàn cầu vốn lâu nay bị chi phối bởi phương Tây.

Đó là anh Hồ Xuân Hoàng, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hồng Thái, huyện A Lưới - người dân tộc Tà Ôi và anh Trần Đình Hòa, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền (TP Huế). Cả hai vừa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ) giai đoạn 2020-2025.

Mặc dù chưa đến mùa mưa, nhưng chỉ với một cơn mưa rào ngày 1/5, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội đã lại ngập sâu, người dân di chuyển khó khăn. Điều đáng bàn là Hà Nội đã đầu tư nhiều dự án thoát nước với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, nhưng năm nào cũng lặp lại điệp khúc: "Mưa là ngập".

Không chỉ làm tốt chuyên môn, nghiệp vụ, giữ gìn ANTT ở cơ sở, Đại uý Lê Cao Cường - Trưởng Công an xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá còn được nhân dân địa phương biết đến là người có tấm lòng nhân ái, luôn trăn trở trước phận đời kém may may mắn…

Ngày 3/5, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với: Nguyễn Thành Thuyên (SN 1988), Trần Thị Phương Uyên (SN 2002), cùng ngụ tỉnh Vĩnh Long và Phan Việt Anh (SN 1990, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), những ngày trên khắp các nẻo đường của TP Hải Phòng, niềm kiêu hãnh dân tộc và tình yêu quê hương của người dân và du khách được thể hiện rạng rỡ trong sắc màu cờ đỏ, lan tỏa cả cộng đồng.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và tối qua (2/5), khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, khu vực Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như Bảo Lâm (Lâm Đồng) 59.4mm, Nhơn Hội (An Giang) 48.6mm, Bù Nho 1 (Bình Phước) 46.8mm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.