Gần 1 triệu chị em đang ở tuổi trụ cột mất việc vì trên 35 tuổi

11:44 13/09/2017
Lần đầu cho ý kiến về báo cáo bình đẳng giới, nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề cập đến một vấn đề rất nóng hiện nay – việc lao động nữ trên 35 tuổi bị sa thải và rất khó khăn trong tìm việc làm mới, điều thiếu vắng trong báo cáo của Chính phủ.


Doanh nghiệp sa thải lao động có thâm niên

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng báo cáo cần có điểm nhấn về vấn đề đang gây bức xúc xã hội, như việc 80% nữ trên 35 tuổi ở các khu công nghiệp phải tự nghỉ việc hoặc bị sa thải do cơ cấu lại lao động. Những người này lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, do tìm việc làm mới không dễ.

Vấn đề này nhận được sự chia sẻ của bà Nguyễn Thanh Hải – Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội. Theo bà Hải, qua tổng hợp báo cáo kiến nghị cử tri nhiều năm nay, một vấn đề khiến các cử tri và những người làm công tác dân nguyện đều rất băn khoăn là việc sa thải lao động nữ trên 35 tuổi. “Lao động giản đơn, chỉ cần đào tạo 2 tuần là làm được việc, nên các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động trẻ, ít thâm niên để không phải trả lương cao, nhưng lại có thể tận dụng sức lao động ở cường độ lớn. 

Thống kê năm 2016 cho thấy 80% trong 1,2 triệu lao động trên 35 tuổi thất nghiệp là phụ nữ, tức là có 960.000 chị em đang ở trong độ tuổi trụ cột của gia đình bị mất việc. Qua tiếp xúc với một số chị em, họ phản ánh sáng còn đi làm, chiều đã nhận quyết định sa thải, lý do không rõ ràng và không được quyền khiếu nại” – bà Hải cho biết.

Bà Nga cho rằng báo cáo cần đề cập đến những vấn đề bức xúc của xã hội

Theo bà Hải, có 3 nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra, đó là: Hành lang pháp lý không rõ ràng. Honda một năm thay 40% lao động, vì lao động thâm niên thấp thì chi trả bảo hiểm ít, mọi chế độ ít. Đây là hiện tượng vắt chanh bỏ vỏ. Thứ hai, bà Hải cho rằng do việc thanh, kiểm tra chưa hiệu quả, chưa phát hiện, chưa xử phạt được những doanh nghiệp có hành vi này. Căn cứ pháp lý để xử lý cũng chưa có. Thứ ba là do trình độ năng lực hạn chế của người ký hợp đồng lao động, chưa nhận thức được về thỏa thuận các điều kiện khi sa thải.

Bà Nguyễn Thanh Hải “tha thiết mong muốn anh Dung (Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung) đưa việc sa thải lao động nữ trên 35 tuổi vào báo cáo này mạnh mẽ hơn nữa, để Quốc hội thảo luận và kiến nghị của cử tri được xem xét đầy đủ”.

Trưởng ban Công tác Đại biểu Trần Văn Túy cho rằng không chỉ vấn đề sa thải, mà lớn hơn là cuộc sống, điều kiện lao động, sinh hoạt, học tập của phụ nữ mới là đáng quan tâm. “Dù chưa thất nghiệp, nhưng chị em ở khu công nghiệp sống cảnh “nhiều không” - không gia đình; không sách báo, tivi; không học tập. Nếu chị em có điều kiện tốt, được học tập nâng cao trình độ thì sẽ kéo dài được thời gian lao động. Mà giả sử bị sai thải, người ta vẫn có điều kiện làm việc khác. Đề nghị phân tích sâu và có chính sách về vấn đề này”.

Mất cân bằng giới, con cháu phải đi nước nào để tìm cô dâu?

Một vấn đề rất nóng khác cũng được các đại biểu quan tâm là vấn đề mất cân bằng giới. Bà Lê Thị Nga dẫn ví dụ, năm 2016, có những huyện 132,6 trẻ nam mới có 100 trẻ nữ, như huyện Ứng Hòa (Hà Nội) và việc sàng lọc để sinh con trai vẫn có thể thực hiện được, dù đã bị cấm. “Các bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn sàng lọc, làm chui để sinh bé trai. Tôi có biết mấy trường hợp. Đề nghị ngành y tế kiểm tra”.

Cũng quan ngại về tình trạng này, ông Trần Văn Túy đặt câu hỏi: “Nếu để thế này thì chúng ta lại như Hàn Quốc. Con cháu ta phải đi nước nào đây để tìm cô dâu về?”

Bà Nguyễn Thanh Hải quan tâm đến một vấn đề nữa báo cáo có nêu, là đề nghị tăng tuổi về hưu của lao động nữ đối với Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nhân sự cấp Vụ trưởng trở lên. Bà Hải ủng hộ quy định này, và cho rằng, chế độ này sẽ tác động đến trên 500 người, những người này sẽ tiếp tục được lao động và vẫn giữ nguyên chế độ, chức vụ khi đã đến tuổi về hưu theo quy định hiện nay.

Vũ Hân

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文