Bộ trưởng Bộ GD&ĐT:

Bộ trưởng GD&ĐT lên tiếng về việc đề xuất chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ

13:59 16/11/2017
Lại gây xôn xao dư luận về chỉ tiêu đào tạo 9.000 tiến sỹ và số kinh phí 12.000 tỷ đồng cho mục tiêu này, bên lề Quốc hội 16-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ thêm với PV. Bên cạnh đó, ông cũng có lời hứa đồng hành với giáo viên, bảo vệ quyền lợi chính đáng của giáo viên như “lời chúc cao nhất” thay “những lời hoa mỹ” vào ngày 20-11.

PV: Thưa Bộ trưởng, xưa nay vẫn có rất nhiều ý kiến tiêu cực về chất lượng tiến sỹ ở Việt Nam và “chỉ tiêu” nặng tính số lượng đối với tiến sỹ. Ông có ý kiến gì về điều này, việc giao “chỉ tiêu” tiến sỹ sắp tới đây sẽ ra sao và kiểm soát chất lượng thế nào?

BT Phùng Xuân Nhạ: Chúng tôi sẽ không giao chỉ tiêu mà Bộ sẽ đưa ra các cơ chế, chính sách để quản lý chất lượng. Các cơ sở đào tạo căn cứ vào nhu cầu của mình phải có trách nhiệm (với vấn đề chất lượng – PV). Cách tiếp cận của đề án này là Nhà nước định hướng và hỗ trợ chứ không làm thay. 

Còn các cơ sở giáo dục, đào tạo và bản thân người đi học phải có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng. Nếu người đi học đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu thì sẽ được nhà nước cấp học bổng, có thể toàn phần, có thể một phần. Như vậy, sẽ mở rộng đối tượng ra, tất cả mọi người đều có thể tham gia, cũng không phân biệt công lập hay tư thục.

PV: Vậy việc thu hút những người sau khi được hỏng bổng đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài trở về nước làm việc như thế nào, vì nếu sau đào tạo không có ai quay về thì đề án không có tác dụng?

BT Phùng Xuân Nhạ: Cái quan trọng là đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng. Người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng, cử người đi học, chứ không phải cứ đào tạo ồ ạt ra rồi tiến sỹ tự đi tìm việc. Cách tiếp cận bây giờ là đào tạo phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng lao động. 

Các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm, chủ động để quy hoạch và phát triển đội ngũ, trong đó có đội ngũ đào tạo. Căn cứ vào đó thì Bộ hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách, chứ không phải đề án là cử đi học, cắt biên chế rồi đào tạo xong không về. Cơ chế quản lý đào tạo tiến sĩ trong đề án mới đây rất khác với truyền thống. 

Tổng số tiền không thay đổi, thậm chí không nhất thiết phải dùng hết số tiền đã được Quốc hội phê duyệt chi, mà phải căn cứ vào chất lượng đào tạo, nếu không tiêu hết thì trả lại Chính phủ.

Tôi nhấn mạnh lại quan trọng nhất là chất lượng đào tạo. Trong đề án này, (chúng tôi) rất chú trọng đến đề cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo và người đi học. Còn vai trò của Bộ GD&ĐT là đưa ra cơ chế, chính sách và định mức, để làm sao định mức đề ra không quá chênh với định mức của các tổ chức khác và khuyến khích người đi học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

PV: Có nhiều ý kiến cho rằng, thực tế đào tạo tiến sĩ trong nước thời gian qua có nhiều vấn đề, mà nay chúng ta lại đặt ra mục tiêu đào tạo nhiều tiến sĩ như vậy, thì liệu có thuyết phục không?

BT Phùng Xuân Nhạ: Trước đây thì có thể có cơ sở (đào tạo) như vậy, nhưng giờ khác. Bộ quản lý chặt chẽ bằng quy chế đào tạo tiến sĩ, kiểm tra rất nghiêm minh. Vai trò quản lý nhà nước được đề cao thông qua kiểm định chất lượng và giám sát, đưa ra quy chế với chuẩn từng bước tiếp cận quốc tế. 

Còn người đi học và cơ sở đào tạo thì phải tiến tới phải có trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Chẳng hạn, vừa rồi, Bộ đã ban hành quy chế là học phải có thời gian tập trung, phải có một bài đăng tạp chí quốc tế… đáp ứng được mới được công nhận. Còn nếu cơ sở đào tạo nào không đáp ứng được quy chế đó thì không công nhận.

PV: Vậy kinh phí 12.000 tỷ đồng để đào tạo tiến sĩ sẽ được phân bổ thế nào? 

BT Phùng Xuân Nhạ: Kinh phí sẽ không rót về cơ sở nào cả, mà cấp cho những người trực tiếp đáp ứng được các tiêu chuẩn để được nhận học bổng. Tức là số tiền này là dạng học bổng, ai giành được thì được hưởng để nhà nước ưu đãi đào tạo, chứ không phải chia tiền rót về địa phương, rót về các cơ sở.

PV: Liên quan đến câu chuyện về tiền lương giáo viên mà Bộ trưởng đã có dịp trao đổi ở hành lang quốc hội, Bộ trưởng có chia sẻ gì thêm về tiến độ cải cách vấn đề này?

BT Phùng Xuân Nhạ: Đây là vấn đề rất lớn. Hiện nay, Bộ đang rà soát lại chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục. Khi cải tiến chuẩn theo hướng tốt lên thì lương cũng phải đi theo. Tất nhiên, Bộ không quyết định được vấn đề lương giáo viên, thế nên, chúng tôi đã làm việc với Bộ Nội vụ để cùng thống nhất trong thang, bảng lương, để làm sao triển khai thật tốt Nghị quyết 29 - giáo viên được hưởng thang, bậc lương cao nhất.

Đồng thời, Bộ cũng đang sửa Luật Giáo dục, để thang, bảng lương đi kèm với trách nhiệm. Khi mà yêu cầu nhà giáo phải cao hơn về chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu đổi mới ngành giáo dục căn bản, toàn diện thì chế độ cũng phải phù hợp. Còn nếu chỉ yêu cầu giáo viên phải nâng cao chất lượng mà chế độ vẫn như cũ thì không được.

Đến nay, qua làm việc sơ bộ, các Bộ trưởng khác cơ bản cũng thống nhất ủng hộ tinh thần này. Nhưng vấn đề là cụ thể thế nào để làm sao để trách nhiệm phải đi cùng với quyền lợi. Đây là vấn đề không đơn giản nhưng phải làm.

PV: Nhân ngày 20-11, Bộ trưởng có nhắn nhủ gì tới các giáo viên?

BT Phùng Xuân Nhạ: Tới đây là ngày Nhà giáo Việt Nam, đặc biệt là kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống, tôi rất muốn gửi lời chia sẻ, thấu cảm với các Nhà giáo và (hứa) sẽ cùng đồng hành với đội ngũ giáo viên. Rất nhiều trách nhiệm, vấn đề thách thức của nhà giáo, với tư cách là Bộ trưởng đứng đầu ngành, tôi rất hiểu và sẽ cùng làm, sẽ đại diện cho các thầy cô để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, một mặt cải thiện chất lượng ngành giáo dục tốt hơn, mặt khác để tất cả cùng đồng hành với ngành giáo dục. 

Còn nếu chỉ Bộ GD&ĐT yêu cầu các thầy cô phải cố gắng lên, phải đổi mới đi mà điều kiện làm việc, chế độ lương bổng, điều kiện làm việc, thậm chí cả danh dự không được bảo vệ một cách chính đáng thì cũng không được. Tôi sẽ cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình để tạo ra được môi trường thuận lợi cho các thầy cô và bảo vệ các thầy cô một cách chính đáng. Đây là lời chúc tốt nhất, còn mọi cái chỉ là hoa mỹ.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Vũ Hân

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文