Bộ Công an triển khai các nội dung về tham gia Công ước chống tra tấn

10:38 07/06/2014

Sáng 6/6 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế "Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người" với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế...

Hội thảo nhằm giới thiệu chi tiết nội dung của Công ước chống tra tấn (CAT), các nghĩa vụ của các quốc gia thành viên đồng thời trao đổi làm rõ quyết định của pháp luật và thực tiễn của Việt Nam trong việc đảm bảo các quyền con người nói chung và trong lĩnh vực chống tra tấn nói riêng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Hồng Nam, Trợ lý Bộ trưởng kiêm Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao cho biết theo lộ trình, Việt Nam sẽ tham gia phê chuẩn CAT trong năm 2014, qua đó trở thành thành viên của 7/9 công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền con người. Với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tham gia ký CAT vào ngày 7/11/2013 và đang triển khai các bước tiếp theo để phê chuẩn CAT này.

Đánh giá nỗ lực của Việt Nam trong việc tham gia thực hiện CAT, bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam cho biết, CAT của LHQ là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người với những quy định nhằm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội, được Đại hội đồng LHQ thông qua bằng Nghị quyết số 39/46 ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Hiện nay có 81 quốc gia tham gia ký kết CAT.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an đã thông báo sơ lược về quá trình Việt Nam chuẩn bị tham gia CAT. Theo đó, Việt Nam từ lâu đã luôn quan tâm, ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân. Các Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) đều trân trọng ghi nhận và quy định cụ thể về cơ chế đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân.

Ở bình diện quốc tế, Việt Nam cũng đã gia nhập 12/27 văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người, trong đó có Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, trong đó có các quy định về chống tra tấn. Từ đó tới nay, Việt Nam luôn chủ động nghiên cứu gia nhập các điều ước quốc tế, nhất là các điều ước liên quan đến quyền con người.

Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất việc Việt Nam tham gia CAT. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh cho biết, thực hiện sự phân công của Chính phủ, Bộ Công an đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động như biên dịch và bình giải, đối chiếu, so sánh từng điều khoản của Công ước với các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan; nghiên cứu, đánh giá khả năng Việt Nam tham gia Công ước.

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về lý luận, đánh giá thực tiễn, trên cơ sở tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành có liên quan, Ban nghiên cứu đã hoàn thiện đề án về việc nghiên cứu tham gia CAT trong đó có xác định lộ trình, phê chuẩn Công ước và đã được Chính phủ phê duyệt vào ngày 8/5/2013

Hà Khổng

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文