Bỏ quy định năng lực nhà thầu để ngăn “lót tay” cấp phép xây dựng

12:11 25/11/2013
Dự thảo Luật Xây dựng mới nhất đã bỏ quy định phải “có nhà thầu thi công xây dựng đủ điều kiện năng lực” mới được cấp phép xây dựng. Thảo luận tại hội trường sáng nay, đại biểu Quốc hội cho rằng việc “đẻ” giấy phép con này chỉ gây nhũng nhiễu, tiêu cực, vì vậy bỏ giấy phép là cần thiết.
>> Tuần này, Quốc hội thông qua Hiến pháp và nhiều dự luật, nghị quyết

Về điều kiện cấp giấy phép xây dựng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng bảo vệ quan điểm: Quy định về cấp phép xây dựng là một nội dung quan trọng trong quản lý đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay. Ông viện dẫn, tại các nước phát triển, việc quản lý đối với hoạt động đầu tư xây dựng chủ yếu được thực hiện thông qua cấp phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật Xây dựng (2003) cũng đã có những quy định cụ thể về cấp phép xây dựng nhưng các điều kiện để cấp giấy phép xây dựng còn đơn giản, nhiều công trình chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện đã khởi công, nên quá trình thi công đã gặp nhiều vướng mắc, như mặt bằng chưa được giải phóng, không đủ vốn, chờ thiết kế, chờ lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà thầu... dẫn đến công trình bị chậm tiến độ, nợ đọng, tăng chi phí, hiệu quả đầu tư thấp.

Trong khi đó nhiều công trình đã được cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện để khởi công, nên sau thời gian dài thậm chí nhiều năm vẫn chưa khởi công. Ở một số nước, giấy phép xây dựng là một trong các điều kiện để khởi công xây dựng công trình (ở Trung Quốc gọi là giấy phép khởi công xây dựng), nên nếu chưa lựa chọn được nhà thầu thi công thì việc khởi công xây dựng cũng chưa thể thực hiện được. Do đó, theo Bộ trưởng, quy định các điều kiện cấp giấy phép xây dựng như Dự thảo, trong đó bao gồm điều kiện “Có nhà thầu thi công xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định” là phù hợp để nhằm khắc phục các tồn tại nêu trên.

Tuy nhiên, thảo luận tại Quốc hội, các đại biểu phản bác quan điểm này, cho rằng việc bổ sung thêm quy định trên chỉ làm khó cho chủ đầu tư, sinh nhũng nhiễu, tiêu cực cho cơ quan cấp phép, tạo cớ vòi vĩnh, lót tay. Trong tình hình thực tế tại Việt Nam, không phải công trình nào cũng đáp ứng được đầy đủ điều kiện trước khi khởi công xây dựng, nhất là các công trình xây dựng theo tuyến, công trình có nhiều hạng mục độc lập, mặt bằng thi công lớn, trải dài. Vì vậy, để thông thoáng về điều kiện cấp phép xây dựng, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư và đảm bảo tính khả thi trong thực tế, Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến thẩm tra và đã loại bỏ quy định điều kiện phải “có nhà thầu thi công xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định” tại khoản 3, Điều 79 Dự thảo trước đây (trong Dự thảo mới là Điều 92).

Đại biểu Quốc hội khẳng định việc bỏ giấy phép về năng lực nhà thầu là cần thiết để ngăn chặn tiêu cực, lót tay.

Về việc rà soát điều kiện, trình tự, thủ tục, nội dung, hồ sơ đối với việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng trong Dự thảo Luật và việc thẩm tra các dự án đầu tư nói chung được quy định trong Luật Đầu tư: Theo quy định của Luật Đầu tư thì việc thẩm tra các dự án đầu tư là để phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và chỉ áp dụng đối với một số loại dự án. Theo đó, đối với các dự án quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên và các dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì mới thực hiện thủ tục thẩm tra để cấp giấy chứng nhận đầu tư (các dự án còn lại chỉ làm thủ tục đăng ký đầu tư). Nội dung thẩm tra đầu tư chủ yếu tập trung xem xét việc đáp ứng các điều kiện về quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất, tiến độ thực hiện dự án, các giải pháp về môi trường; nếu dự án đáp ứng các điều kiện này thì được cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện các bước tiếp theo, trên nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan (Điều 5 Luật Đầu tư). Như vậy, đây là một loại thủ tục xác định điều kiện cơ bản ban đầu để cơ quan nhà nước cho phép nhà đầu tư được tiến hành hoạt động đầu tư, hay nói một cách khác là chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với các dự án đầu tư xây dựng thì giai đoạn này chưa đến bước chuẩn bị đầu tư gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư).

Công trình xây dựng không phải lo ”giấy phép con” năng lực nhà thầu.

Trong khi đó, theo quy định của Luật Xây dựng (điều chỉnh quá trình tạo ra sản phẩm là các công trình xây dựng, sau khi đã có chủ trương đầu tư), việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng là để phục vụ cho việc quyết định phê duyệt dự án đầu tư và áp dụng đối với mọi dự án. Theo đó, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án và trình hồ sơ dự án tới các cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; hồ sơ dự án trình thẩm định phải gồm Báo cáo nghiên cứu khả thi trong đó có thiết kế cơ sở; sau khi có kết quả thẩm định dự án, người quyết định đầu tư mới được phê duyệt quyết định đầu tư.

Như vậy, thẩm tra dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng là hai loại thủ tục khác nhau, thực hiện ở hai giai đoạn khác nhau của quá trình đầu tư, trong đó giấy chứng nhận đầu tư chỉ là điều kiện cần để triển khai bước chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và do đó không có sự trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn giữa Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) và Luật Đầu tư. Trong văn bản báo cáo số 5929/BTP-PLDSKT ngày 16/8/2013 của Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định điều này. Vì vậy, Ban soạn thảo đề nghị giữ nguyên như dự thảo

Điều 79, dự thảo Luật Xây dựng: Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ tài nguyên, môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Có thiết kế xây dựng được duyệt theo quy định, bảo đảm chất lượng và an toàn.

3. Có nhà thầu thi công xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định.

4. Có mặt bằng xây dựng công trình.

5. Có hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 81 Luật này.
(Sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ban soạn thảo đã bỏ điểm 3 điều luật này về điều kiện năng lực nhà thầu).

Đ.Minh

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

Những concert đình đám với hàng chục ngàn khán giả tham dự, những TV show mang lại cả tỷ lượt xem, những MV hits với hàng trăm triệu lượt nghe, xem kéo theo doanh thu khủng đang cho khán giả cảm nhận về một thị trường âm nhạc nhộn nhịp của Việt Nam trong những năm gần đây.

16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư. Tuy nhiên, do không thuộc diện được cấp đất ở nên có nhiều hộ dân vạn đò phải dựng nhà tạm để sinh sống và chưa biết đến khi nào mới được an cư.

Giữa lúc chiến sự tại miền Đông Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/3 (giờ địa phương) đã đưa ra một đề xuất đáng chú ý: thành lập một chính quyền lâm thời ở Ukraine dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ), với sự tham gia của cả Nga, Mỹ và các nước châu Âu...

Từ những bất cập trên các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã đưa vào khai thác nhưng thiếu các trạm dừng nghỉ, nhà đầu tư đã bổ sung đầu tư các dự án trạm dừng nghỉ trên tuyến, đồng thời đốc thúc các địa phương nhanh chóng thực hiện khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai thi công các dự án đã được quy hoạch trên tuyến.

Quá nửa đêm, cả khoảng không lặng im. Trên những toà nhà cao chọc trời, từng ô cửa bắt đầu tối đèn… Giữa khoảng sân rộng gió lùa hun hút, người đàn ông đội chiếc mũ lưỡi trai che gần kín khuôn mặt, lặng lẽ quan sát làm nhiệm vụ. Anh là Thượng úy Nguyễn Đức Duy, nguyên cán bộ Đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an quận Bắc Từ Liêm, nay là cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an TP Hà Nội- một trong 10 "Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu" năm 2024, vừa được biểu dương. 

Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hoạt động từ năm 2018, là sân bay tiêu chuẩn cấp 4E, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại, công suất khai thác 2,5 triệu lượt khách mỗi năm. Bảy năm qua, đã có hàng nghìn chuyến bay được tổ chức thành công nơi đây, góp phần kích cầu du lịch, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.