Hội thảo về Dự thảo Luật Căn cước công dân:

Bước đột phá trong cải cách hành chính và quản lý dân cư

11:33 26/09/2014
Nhằm thu thập ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), các chuyên gia, góp phần hoàn thiện để Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự thảo Luật Căn cước công dân trong kỳ họp tới, bảo đảm chất lượng, hướng đến xây dựng một nền hành chính chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, sáng 26/9, Ủy ban Quốc phòng an ninh đã tổ chức Hội thảo về dự án luật này. Tại đây, các đại biểu đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau như: Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, số định danh cá nhân và thẻ căn cước công dân.

Ông Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm Uỷ ban đã đánh giá, đây là một đạo luật góp phần thực hiện quá trình đổi mới mang tính đột phá trong cải cách hành chính và quản lý dân cư theo Đề án 896 của Chính phủ. Tuy nhiên, đây là một nội dung rất khó, nên có nhiều ý kiến khác nhau. “Trong đổi mới và phát triển, công việc đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với những thách thức, những khó khăn về mặt nhận thức, trong đó có cả những quan điểm bảo thủ là bình thường”. Bởi vậy, buổi Hội thảo hướng tới mục tiêu làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của các nội dung được nêu trong dự thảo luật, cả những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo GS. TS Hồ Trọng Ngũ – Phó Chủ nhiệm Ủy ban: Đây là một dự án được nhiều ĐBQH và đông đảo cử tri quan tâm, là một trong các dự án luật đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 (Đề án 896), tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý Nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.

Các đại biểu tại Hội thảo

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của công dân, được xây dựng thống nhất trên toàn quốc và dùng chung trong các ban, ngành, cơ quan, nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư, phục vụ công tác quản lý Nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân. Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất vừa đơn giản hóa thủ tục, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Số định danh cá nhân được đánh giá là bước đột phá quan trọng về cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân, tiến tới khi thực hiện thủ tục hành chính, cá nhân chỉ cần cung cấp số định danh này để cơ quan có thẩm quyền tra cứu những thông tin cơ bản, giảm tối đa việc sao chụp giấy tờ liên quan đến cá nhân, giảm thủ tục và kinh phí khi thực hiện thủ tục hành chính.

 Về thẻ Căn cước công dân, GS. TS Hồ Trọng Ngũ cho rằng, việc cấp thẻ cho trẻ dưới 14 tuổi để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân theo Hiến pháp 2013, không có sự phân biệt công dân theo độ tuổi; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong giao dịch, giảm thủ tục hành chính, góp phần đảm bảo yêu cầu quản lý dân cư tập trung, thống nhất từ khi sinh ra; từng bước giảm giấy tờ công dân (bỏ giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn...), khắc phục một hiện tượng rất "đau đầu" trong việc quản lý cán bộ là tẩy xóa giấy khai sinh, “trẻ hóa” cán bộ, cố ý làm sai lệch hồ sơ.

“Con người sinh ra là có năng lực pháp luật dân sự, có tên và có tư cách công dân một quốc gia, là đã có nhiều quyền rất quan trọng như: quyền được sống, quyền được có tên, quyền được thừa kế.... Không có sự phân biệt công dân theo độ tuổi trong việc thực hiện năng lực công dân...” – ông Hồ Trọng Ngũ khẳng định. Bên cạnh đó, việc cấp thẻ Căn cước công dân cũng không làm mất đi quyền khai sinh của trẻ em theo Công ước Liên hiệp quốc về trẻ em vì vẫn được làm tất cả các thủ tục khai sinh, chỉ không cấp giấy khai sinh, mà thay vào đó là thẻ căn cước.

Phát biểu tại Hội thảo, Thiếu tướng Trần Văn Vệ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng khẳng định: Dự án cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được Chính phủ đặc biệt quan tâm, vì sự thành công của dự án sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, phục vụ nhân dân, giúp giảm chi phí hành chính và thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai dự án “Xây dựng hệ thống quản lý dân cư tại TP Hải Phòng”, kết quả từ việc triển khai dự án trên sẽ góp phần triển khai dự án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư thành công. Tuy nhiên, Thiếu tướng Trần Văn Vệ cũng chỉ ra một số khó khăn trong triển khai như kinh phí lớn (3.400 tỷ đồng) và nhân lực CNTT vẫn còn yếu. Hiện Bộ Công an đang phối hợp với Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính để lên phương án vốn, trình Chính phủ quyết định.

Tại cuộc Hội thảo, đại diện Bộ Công an cũng đã trình bày cơ sở thực tiễn và khoa học của việc cấp mã định danh cá nhân 12 số và lý do vì sao không sử dụng số CMND 9 số làm mã định danh. Cụ thể, khi công dân chuyển hộ khẩu, thay đổi địa chỉ thường trú từ tỉnh này tới tỉnh khác, phải cấp lại CMND theo quy định, nên xảy ra trường hợp một công dân có nhiều CMND.

Theo báo cáo tổng kết công tác cấp CMND, từ 1999 – 2013 có 433.705 trường hợp sai tên, họ, chữ đệm; 473.719 trường hợp sai tuổi; 13.320 trường hợp tráo người làm CMND; 421.999 trường hợp có từ 2 – 3 CMND trở lên. Thứ hai, để quản lý công dân từ lúc sinh đến khi chết, đòi hỏi mã số cá nhân cấp cho công dân phải là duy nhất và chỉ gán cho một công dân nhất định từ lúc sinh ra đến lúc chết. Thứ ba, mã tỉnh, thành phố như hiện nay chỉ đáp ứng đủ yêu cầu của 63 tỉnh, thành phố (kể cả dự phòng nếu chia tách tỉnh sau này), nhưng không đảm bảo đủ mã số để cấp cho người Việt Nam sinh ra ở nước ngoài (hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ).

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hồ Chí Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và ông Nguyễn Văn Liệu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đều thống nhất cao sự cần thiết phải sớm có một số định danh cá nhân, vừa để đảm bảo quản lý thống nhất, vừa tránh phiền hà cho người dân. Ông Hồ Chí Hùng khẳng định, sẵn sàng phối hợp, cung cấp các thông tin  để thúc đẩy sớm hơn lộ trình của Cơ sở dữ liệu Quốc gia về công dân

V.Hân

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文