Vụ nước mắm nhiễm asen: Cần điều tra động cơ, mục đích của doanh nghiệp

14:02 24/10/2016
"Để xử lý một cách mạnh mẽ hơn liên quan đến DN đứng sau (nếu có) thì cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc để điều tra động cơ mục đích cũng như tác hại của thông tin đó của đơn vị đã đưa ra để có chế tài phù hợp" là ý kiến của Luật sư Nguyễn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại biểu Quốc hội Hà Nội.


Theo đại biểu Nguyễn Chiến, nước mắm là loại thức ăn chủ yếu trong tất cả bữa ăn của người Việt Nam, nên khi nghe thông tin nước mắm nhiễm asen, rất nhiều người hoang mang, lo sợ. Nhưng 100% mẫu Bộ Y tế đưa vào kiểm định cho thấy hàm lượng asen vô cơ không gây tác hại cho người tiêu dùng. Kết luận của Bộ y tế đã góp phần lấy lại lòng tin của người dân. Trách nhiệm của cơ quan chức năng, báo chí là phải đăng tải mạnh mẽ hơn nữa kết luận của Bộ Y tế.

Luật sư Nguyễn Chiến - ĐBQH Hà Nội

Cơ quan báo chí truyền thông đã đăng tải thông tin chưa đầy đủ cũng cần thông tin mạnh mẽ, rõ ràng hơn, để người dân thấy được những thông tin trước đây chưa đầy đủ, rõ ràng, để lấy lại uy tín, thương hiệu cho sản phẩm nước mắm truyền thống, bảo đảm ổn định tâm lý của người dân cũng như người làm nước mắm.

Sự việc này cũng mang đến một bài học cho cơ quan chức năng và báo chí, truyền thông, cần thận trọng hơn trong công bố những thông tin tác động xấu đến người dân. Có trách nhiệm hơn với thông tin mình đang làm, thì hậu quả sẽ đỡ hơn.

Nếu hậu quả tác hại lớn hơn thì cần rà soát quy định của pháp luật xem chế tài đủ mạnh chưa để ngăn chặn việc lợi dụng phương tiện truyền thông để đưa ra thông tin sai lệch làm rối loạn thị trường nhằm mục đích trục lợi cá nhân hoặc có mưu đồ xấu gây tác hại mất ổn định kinh tế - xã hội. Cần rà soát, đưa ra chế tài mạnh mẽ hơn để từ đó làm minh bạch môi trường kinh doanh.

Về xử lý trách nhiệm đối với cơ quan công bố sai, Luật sư Nguyễn Chiến cho rằng trước hết phải rà soát động cơ từ đâu đưa ra thông tin đó. Thứ hai, quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan đến đơn vị đó quy định về phát ngôn, thông tin đưa ra và trách nhiệm trước hậu quả gây ra. 

Để xử lý một cách mạnh mẽ hơn liên quan đến DN đứng sau (nếu có) thì cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc để điều tra động cơ mục đích cũng như tác hại của thông tin đó của đơn vị đã đưa ra để có chế tài phù hợp.

Bày tỏ quan điểm của mình, ĐB Trần Thị Quốc Khánh cho rằng: Hội Bảo vệ Người tiêu dùng đã làm việc chưa từng có. Rất nhiều việc về ATTP đang rất bức xúc, người tiêu dùng đang không biết kêu ai, không biết ai là người bảo vệ, thì Hội lại đi khảo sát nước mắm, sản phẩm lâu nay không thấy ai nói gì, đứng đằng sau lại có DN tài trợ cho. 

Đây là việc làm rất sai lầm. Hội đã không làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Điều này rất đáng xấu hổ, có thể nói như thế. Cơ quan nhà nước cần tỏ rõ thái độ trong vấn đề chấn chỉnh hoạt động của hội, chỉ làm việc có lợi cho bản thân mình mà không có lợi cho những người mình nhân danh để bảo vệ. Cần thiết có những biện pháp mạnh trong vấn đề tổ chức lại nhân sự ở đó.



Vũ Hân

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文