Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét Nghị quyết về xử lý nợ xấu
- Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
- Vì sao Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thôi nhiệm vụ thay vì bãi nhiệm ông Võ Kim Cự?
- Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển "chưa yên tâm" về dự án Long Thành1
- Ông Võ Kim Cự chính thức thôi làm đại biểu Quốc hội
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trình bày báo cáo của chính phủ tại phiên khai mạc. Ảnh: VGP |
Xuất khẩu tăng 16,8%, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo và nông sản tăng mạnh. Tăng cường quản lý, chống thất thu, nợ đọng thuế; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 32,7% dự toán cả năm (tăng 17,8%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới, bổ sung và góp cổ phần đạt 10,6 tỷ USD, tăng 40,5%. Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; trong 4 tháng có gần 40.000 DN đăng ký mới, tổng số vốn đăng ký bổ sung đạt 825.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ (5,48%), thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Dù vậy, Chính phủ vẫn thể hiện quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng cao hơn các quý còn lại để đạt chỉ tiêu tăng GDP 6,7% như Quốc hội đã đề ra.
Chính phủ quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng dù kinh tế gặp nhiều khó khăn trong quý I |
Nhận định việc triển khai phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu và nợ đã bán cho VAMC còn nhiều khó khăn; năng lực quản trị, điều hành của một số tổ chức tín dụng còn yếu, năng lực cạnh tranh thấp, Chính phủ cho biết đã báo cáo Bộ Chính trị và đang chỉ đạo kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. Tại kỳ họp này, Chính phủ cũng trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Chính phủ cũng cho biết sẽ hoàn thiện các phương án xử lý nợ xấu bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường, trên nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả kinh tế, an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền. Củng cố, chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; xử lý dứt điểm các quỹ yếu kém.
Theo Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, việc cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước triển khai còn chậm. Đến nay, mới có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa và thoái vốn thu về trên 14,2 nghìn tỷ đồng. Việc xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn cũng làm chậm tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn của các doanh nghiệp liên quan.
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty liên quan thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng, tập trung giải quyết các vướng mắc, tồn đọng; có giải pháp phù hợp xử lý về tài chính theo nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro đối với từng dự án, không sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tạo thuận lợi để chuyển nhượng cho đối tác bên ngoài.
Đối với các dự án phục hồi được, phải đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường quản trị doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm lỗ và tiến tới có lãi. Có cơ chế chính sách phù hợp với từng trường hợp; đồng thời, xác định và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Khách quốc tế dự Lễ khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV. Ảnh: TTXVN |
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế bày tỏ lo ngại: "Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7% nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%. Một số ý kiến đề nghị phải thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn, nhưng kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, không quá coi trọng tốc độ tăng trưởng mà tiếp tục đẩy mạnh thay đổi chất lượng tăng trưởng, bảo đảm bền vững".
Cũng theo báo cáo này, tăng trưởng quý I/2017 ở mức thấp có nguyên nhân từ việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế chậm, nền kinh tế vẫn phụ thuộc lớn vào các ngành khai khoáng, chưa tìm được động lực mới thay cho công nghiệp khai khoáng và chưa tận dụng khai thác được thị trường nội địa; đề nghị Chính phủ cần có đánh giá khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động như thế nào đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách... Bên cạnh đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp thực hiện việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.