Công an tỉnh Quảng Bình cùng dân phòng chống bão số 10

14:59 30/09/2013
Sáng 30/9, hơn 500 cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Bình đã nhận lệnh lên đường về các địa phương giúp dân chống bão.

Công an Quảng Bình triển khai lên đường phòng chống bão số 10. (ảnh S.Lam).

Thực hiện kế hoạch số 987/KH-CAT-PH41 của Công an tỉnh về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013, tất cả các phòng, ban của Công an tỉnh Quảng Bình đã chủ động triển khai lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông... trước, trong và sau bão.

Ngay từ 6h sáng ngày 30/9, Thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã phát lệnh cho các đơn vị trong lực lượng Công an tỉnh lên đường thực hiện "3 cùng" với nhân dân (cùng ăn, cùng ở, cùng chống bão). Phòng Cảnh sát giao thông đã chia thành các tổ với 10 ca nô, xuồng máy và tất cả xe ô tô của đơn vị về các xã vùng biển, thấp trũng sẵn sàng ứng cứu giúp đỡ nhân dân. Lực lượng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã huy động 100% quân số phối với các đơn vị khác tiến hành sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm ở xã Quảng Phúc, Nhân Trạch, Liên Trạch.

Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Quảng Bình đưa phương tiện về các vùng nguy hiểm để giúp dân phòng chống bão số 10 (ảnh S.Lam).

10h sáng 30/9, tại Quảng Bình đã có gió to, giật cấp 7, cấp 8. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Hoài và các phó Chủ tịch đã về các địa bàn xung yếu để chỉ đạo công tác phòng chống bão. Tại cảng Hòn La, Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài đã đề nghị lãnh đạo cảng lên phương án, cụ thể, chi tiết phòng chống bão một cách hiệu quả nhất, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của cải cho cán bộ, công nhân viên và nhà nước. Ông Nguyễn Hữu Hoài cũng đã đến xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch (xã có 100% bà con giáo dân) động viên bà con chằng chống nhà cửa chống bão, và sẵn sàng di chuyển người dân vùng nguy hiểm trước khi bão đến.

Cảnh sát 113 Công an Quảng Bình tỉa chặt cây cối, chằng chống nhà cửa giúp dân. (ảnh S.Lam).

Ngay trong sáng 30/9, tất cả học sinh ở các cấp học trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được nghỉ học để tránh bão. Lãnh đạo sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình đã có công văn chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trường học cử lực lượng chằng chống trường lớp, bảo quản trang thiết bị dạy học an toàn, tổ chức lực lượng trực 24/24 giờ để ứng phó với bão.

Đến 8h sáng 30/9, lực lượng Biên phòng Quảng Bình đã phối hợp với các đơn vị khác kêu gọi được toàn bộ 3.745 tàu thuyền với 14.971 ngư dân vào bờ trú bão an toàn. Trên cửa sông Nhật Lệ, sông Gianh cũng không còn tàu nào neo đậu mà tất cả đã ngược lên phía thượng nguồn hoặc vào các lạch nhỏ để tránh bão an toàn. Lực lượng Công an đang khẩn trương giúp ngư dân chẳng chéo tàu thuyền tránh va đập hư hỏng, đồng thời có phương án bảo vệ an toàn tài sản của ngư dân trên các tàu thuyền neo đậu. Tuyệt đối không để ngư dân nào ở lại trên tàu thuyền tránh nguy hiểm đến tính mạng cho bà con.

Hơn 10.000 người dân ở các xã ven biển như Hải Ninh (huyện Quảng Ninh), Nhân Trạch, Hải Trạch (huyện Bố Trạch), Ngư Thuỷ Nam, Ngư Thuỷ Trung, Ngư Thuỷ Bắc (huyện Lệ Thuỷ) và Quảng Phúc, Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) đã được di chuyển đến các khi vực an toàn như trường học, bệnh viện và khu vực các nhà dân kiên cố. Hiện người dân khắp tỉnh đang căng sức chằng chống nhà cửa, xếp đặt bao cát đề phòng tốc mái...Báo Công an nhân dân tiếp tục cập nhật

Sông Lam

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文