Công khai, minh bạch giá điện để thu hút đầu tư

08:04 10/06/2015
Điện và năng lượng là vấn đề “nóng” được đưa ra tại Diễn đàn doanh nghiệp (DN) Việt Nam giữa kỳ 2015 (VBF 2015) tổ chức tại Hà Nội ngày 9/6 với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo nhiều bộ, ngành. Theo khảo sát của Nhóm công tác điện và năng lượng (thuộc Diễn đàn DN Việt Nam - VBF) từ các DN và hiệp hội DN cho thấy, Việt Nam đã bảo đảm đủ nguồn điện cung ứng trong giai đoạn 2014 và nửa đầu 2015.
Tuy nhiên, các DN FDI đang rất lo ngại về triển vọng không mấy khả quan của nguồn cung năng lượng, khi có tới 65% DN lo ngại về nguồn cung bất ổn, và 2/3 số DN phải dùng nguồn điện dự phòng, trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoạt động không hiệu quả. Trong khi đó, việc thu hút vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt vốn từ nước ngoài vào lĩnh vực điện năng của Việt Nam không thành công, do giá điện quá thấp, không hấp dẫn nhà đầu tư.

“Các DN nước ngoài không mấy lo ngại về giá điện tăng, vì chi phí cho giá điện chiếm phần không đáng kể. Đa số DN sẵn sàng tăng thêm chi phí hằng năm cho điện ở mức 15%, nhưng điều lo ngại là nguồn điện thiếu ổn định. Do đó, Chính phủ nên mạnh dạn tăng giá điện với các công ty, nhà máy tiêu thụ điện năng lớn, nhưng cần có nguồn cung điện ổn định”, báo cáo của VBF cho biết.

Trước vấn đề này, ông Ryu Hang-ha, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) cho biết, nhu cầu điện tại khu vực miền Nam Việt Nam tăng 10% mỗi năm. Tuy nhiên, tiến độ một số dự án điện bị trì hoãn cho thấy có những mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng tại Việt Nam có thể xảy ra từ năm 2018 (như dự án điện Duyên Hải 1, 3, Long Phú 1, Vĩnh Tân 1, 3, Vân Phong 1… bị trì hoãn tới năm 2020). Trong khi đó, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 cũng liên tục bị trì hoãn. Đây cũng là lo ngại của các DN tới từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), khối các DN Bắc Âu…

Do vậy, Nhóm công tác Điện và Năng lượng của VBF kiến nghị, Việt Nam cần tiếp tục tăng giá điện để thu hút đầu tư tư nhân vào sản xuất điện; tăng cường sử dụng nguồn điện tái tạo. Đặc biệt, cần cải cách EVN để hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, Chính phủ cần phải rút ngắn quá trình phê duyệt các dự án điện tại khu vực miền Nam Việt Nam; các dự án điện cần phải được thực hiện với sự tham gia của các nhà đầu tư có danh tiếng và đáng tin cậy…

Trả lời những thắc mắc của DN, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, kể từ năm 2011, chưa lúc nào cung ứng điện tốt như hiện nay, công suất các nhà máy điện luôn lớn hơn nhu cầu khoảng 5.000 MW. “Nhưng từng thời điểm, địa bàn cụ thể, chất lượng điện chưa ổn định. Do chất lượng hệ thống phân phối điện của Việt Nam đã đầu tư từ lâu, cần vốn lớn để nâng cấp. Chúng tôi đã chỉ đạo EVN đảm bảo vốn để nâng cấp. Ngoài ra, ở khu vực phía Nam dự báo vào năm 2017-2018 nguồn điện có thể thiếu, chúng tôi đã giao EVN thực hiện 9 dự án điện đặc biệt khu vực phía Nam”, ông Hoàng nói.

Các đại biểu dự diễn đàn.

Về thu hút tư nhân đầu tư vào ngành điện, ông Hoàng cho biết, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là giá điện phải theo thị trường có sự quản lý nhà nước, đảm bảo nhà đầu tư thu hồi vốn và có lãi hợp lý. “Đầu năm 2016, giá điện sẽ hoàn toàn thị trường, lúc đó sẽ có điều chỉnh cần thiết về giá điện để thực hiện đúng lộ trình giá điện theo thị trường. Cụ thể, từ năm 2012 đã thực hiện phát điện cạnh tranh (nhà máy phát điện chào hàng và ngành điện mua lại); giai đoạn 2015-2020, sẽ thí điểm bán lẻ điện canh tranh để từ năm 2021 sẽ thực hiện bán lẻ điện cạnh tranh.

Tại diễn đàn, đại diện các DN FDI tại Việt Nam tiếp tục lên tiếng với quy định về nhập máy móc, thiết bị đã qua sử dụng (Thông tư 20/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ): Thời gian sử dụng không quá 5 năm, có chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên… Bà Sherry Boger, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, Thông tư 20 đưa ra nhằm khuyến khích đưa máy móc mới vào sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, những hạn chế tại dự thảo có thể phản tác dụng, hạn chế đầu tư. Đồng tình, Chủ tịch KoCham Ryu Hang-ha và các thành viên KoCham kiến nghị, thông tư nên quy định cụ thể và chính xác các tiêu chuẩn thẩm định máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. “Việc áp dụng một tiêu chuẩn cho tất cả các loại máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ là không hợp lý”, ông Ryu Hang-ha nói.

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, một năm qua đã tham vấn và lắng nghe ý kiến các DN về Thông tư 20, trong năm nay sẽ ban hành thông tư thay thế. “Chúng tôi không chấp nhận máy móc bị loại bởi nước khác được nhập về nước mình. Do đó, quy định mới sẽ nới lỏng hơn, như máy móc đi kèm dự án đầu tư sẽ không cần kiểm định. Với máy móc cũ, DN có thể lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn không quá 10 năm sử dụng, hoặc còn mới từ 70% trở lên. Các DN nhập khẩu tự cam kết chất lượng máy móc, dây chuyền cũ nhập khẩu, sau đó cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra, nếu không đạt quy chuẩn hoặc sai với cam kết sẽ thu hồi”, ông Quân nói.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2015 đã phát triển vững chắc và hiệu quả hơn năm 2014. Tuy nhiên, tăng trưởng chưa thật bền vững và còn nhiều tiềm năng phát triển. Do đó, thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành tỷ giá và lãi suất ổn định theo tín hiệu thị trường, tăng dự trữ ngoại tệ; bảo đảm hiệu quả tái cơ cấu DN nhà nước, đầu tư công; chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế…

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ đảm bảo điện cho phát triển kinh tế đất nước, huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho hạ tầng, trong đó có ngành điện. “Đúng là có dự báo nếu một số dự án chậm thì năm 2018-2019 có thể thiếu điện ở khu vực phía Nam. Nhưng chúng tôi đã khắc phục nên luôn có công suất dự phòng 20-25% so với nhu cầu. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện giá thị trường với điện, công khai minh bạch lộ trình giá điện để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Do đó, Việt Nam sẽ không thiếu năng lượng”, Thủ tướng khẳng định. Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có chính sách cấp không điện cho người nghèo, không trợ cấp qua giá điện để tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào điện Việt Nam.

Lưu Hiệp

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文