Công khai, minh bạch trong xây dựng văn bản pháp luật

11:40 29/12/2012
Câu chuyện ban hành văn bản không sát với đời sống, thậm chí trái luật lại “nóng” lên trong phiên chất vấn của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Điều đó không chỉ nói lên không khí dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật, mà còn phản ánh một thực tế tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật không trúng đích, khó đi vào đời sống đến mức gây phản ứng trong dân chúng, cần phải thay đổi. Bằng chứng là Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp hằng năm vẫn “thổi còi” tới cả ngàn văn bản có dấu hiệu trái luật, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau.

Liên quan đến lĩnh vực nóng bỏng tác động trực tiếp tới mọi người dân là giao thông đường bộ, Nghị định 34 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này ít nhất có ba điều xa thực tế. Đó là xử phạt vi phạm Luật Giao thông đối với người đi bộ; quy định xử phạt những người hành nghề xe ôm không đeo biển hiệu và không có trang phục do cấp tỉnh quy định để phân biệt với những người tham gia giao thông khác; và quy định xử phạt những lái xe vận chuyển container không có bằng FC mà báo giới đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực.

Chỉ riêng người đi bộ vi phạm, từ khi Nghị định 34 có hiệu lực, chưa một đơn vị địa phương nào xử lý được ai đủ thấy tính xa thực tế của điều khoản này như thế nào. Cũng liên quan đến giao thông, quy định thu phí bảo trì đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 cũng có nhiều điều đáng nói. Người dân không bàn về mục đích thu phí này nhưng họ còn băn khoăn về cách thu và thời điểm áp dụng.

Về cách thu, nếu cần 4.600 tỷ đồng hàng năm cho bảo trì đường bộ thì có thể thu qua phí xăng dầu (1000 đồng/lít) vừa thuận lợi lại công bằng hơn nhiều so với thu qua đầu phương tiện. Vì ai đi nhiều tiêu hao nhiều xăng dầu tức phải nộp phí nhiều, trong khi đó nếu thu qua đầu phương tiện phải huy động tới hàng vạn cán bộ xã, phường tham gia và cần cả hệ thống thu nộp từ dưới lên trên hết sức phức tạp.

Còn thời điểm thu, ai cũng nhận thấy đây là lúc các doanh nghiệp và người dân khó khăn nhất trong làm ăn và đời sống, như bà Lê Thu Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội góp ý: Rất cần cân nhắc cân đối nguồn thu khác để bảo trì đường bộ, là điều có lợi chung trong bối cảnh hiện nay. Đây rõ ràng là điều mà những người soạn thảo chưa thể lường hết!…

Khắc họa vài nét như thế để thấy tầm quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật đối với đời sống người dân, nhất là những văn bản điều chỉnh những vấn đề nóng bỏng liên quan tới đời sống dân sinh, như giá điện, giá than, thuế nhà đất…

Ấy vậy mà khâu quan trọng này nhiều nơi vẫn chưa được coi trọng. Hệ quả là năm 2010, các cơ quan tư pháp qua rà soát đã phát hiện gần 6.888 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; năm 2011 con số này có giảm, nhưng vẫn còn 4.000 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật như trên. Hậu quả nhẹ thì tác động gây khó thực hiện, nặng thì ảnh hưởng thậm chí xâm hại tới quyền lợi của người dân, của Nhà nước, như những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đồ Sơn hay Tiên Lãng, Hải Phòng mà mọi người đã biết.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên như các chuyên gia Bộ Tư pháp chỉ ra, đó là việc thẩm định, góp ý về các dự thảo văn bản luật và văn bản dưới luật nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, chưa gắn kết với yêu cầu chỉ đạo, chưa loại bỏ được những mâu thuẫn chồng chéo trong quá trình thẩm định; không ít địa phương còn trường hợp văn bản chưa thẩm định đã trình UBND ban hành. Nghĩa là còn có tình trạng ban hành văn bản xa thực tế, “xa dân”, dẫn đến kết cục nó khó hoặc không thể đi vào cuộc sống, dù đã ra đời.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, người dân có quyền yêu cầu lãnh đạo cơ quan chức năng khi ra văn bản pháp quy phải đúng pháp luật, đúng quy trình pháp luật, thuận lợi cho người dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Với những văn bản trái luật, phải sớm khắc phục bằng cách công khai, minh bạch trong xây dựng văn bản pháp luật cũng như trong điều hành của Chính phủ, cộng với kỷ cương, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, như Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam kết luận

Thanh Phong

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文