Đại hội Hội Nhà báo VN bàn chuyện bảo vệ nhà báo

11:32 12/08/2010
Một trong những vấn đề "nóng" liên quan đến hoạt động báo chí thời gian gần đây được đề cập nhiều tại Đại hội kỳ này là tình trạng đe dọa, hành hung nhà báo trong quá trình tác nghiệp. Đây cũng là nội dung được quan tâm chú ý tại Đại hội.

Trong báo cáo của Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cho thấy: Hiện tượng các phóng viên bị hành hung, cản trở đe dọa, trong khi tác nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ cuối năm 2005 đến nay, toàn quốc xảy ra hơn 25 vụ hành hung, cản trở nhà báo. Đặc biệt từ 1/1/2010 đến nay, tình trạng hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, chẳng hạn như vụ phóng viên Huỳnh Lộc và Hàn Giang (Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh) bị hành hung ở Long An; phóng viên Duy Bùi (Báo Thể thao 24h) bị hành hung trên sân Thiên Trường. Đặc biệt là phóng viên Trần Thế Dũng (Báo Người Lao động) gần đây bị hành hung dã man ở thị trấn Đồng Đăng - tỉnh Lạng Sơn…

Sau khi các vụ việc xảy ra, Ban Kiểm tra các cấp hội đã nhanh chóng vào cuộc tích cực và nhiều vụ việc đã được xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ việc chưa giải quyết được một cách dứt điểm. Điều dễ nhận thấy là  tuyệt đại đa số các vụ hành hung phóng viên đều xảy ra đối với phóng viên được tòa soạn phân công viết bài điều tra chống tiêu cực trong khi đang tác nghiệp tại hiện trường hoặc sau khi việc tác nghiệp đã kết thúc, nhưng bị các đối tượng xấu phát hiện, thuê côn đồ trả thù...

Theo đánh giá của Ban Kiểm tra thì trong một số vụ tác nghiệp có một phần lỗi thuộc về tác phong của nhà báo khi tác nghiệp, như không mang thẻ nhà báo; không xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết khác theo quy định; khi tác nghiệp thiếu bình tĩnh, thiếu kiềm chế, không tuân thủ các quy định của cơ quan, đơn vị nơi tác nghiệp, gây nên bức xúc và hành vi xô xát không đáng có.

Một nguyên nhân nữa cũng phải đề cập là có một số nhà báo, hội viên lạm dụng quyền lực của nhà báo, nên khi tác nghiệp đã vượt quá thẩm quyền mà Luật Báo chí quy định. Không ít hội viên nhà báo năng lực tác nghiệp còn non, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ, xử lý tình huống không chuẩn xác, khiến tình hình thêm phức tạp…

Theo Ban Kiểm tra Hội Nhà báo thì để hạn chế tới mức thấp nhất việc nhà báo bị cản trở hoặc bị hành hung khi đang tác nghiệp, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xử lý nghiêm minh, áp dụng các chế tài nghiêm khắc xử lý những kẻ hành hung nhà báo, đồng thời cần nghiên cứu bổ sung vào Luật các đối tượng thi hành công vụ bao gồm cả các nhà báo đang tác nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực điều tra chống tham nhũng, tiêu cực. Cơ quan báo chí khi cử nhà báo tham gia hoạt động chống tiêu cực phải xây dựng phương án cụ thể, theo dõi sát sao để có biện pháp can thiệp kịp thời, không để nhà báo đơn độc khi tác nghiệp.

Đối với các vụ cản trở, đe dọa hành hung nhà báo chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, cần phải xem xét áp dụng các văn bản pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí để xử lý kịp thời và công khai kết quả trước công luận. Đồng thời cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí để mọi người hiểu rõ hoạt động báo chí, quyền và phạm vi tác nghiệp của nhà báo, phát huy vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ các nhà báo.

Trao đổi với phóng viên bên lề Đại hội, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Dững - Phó Trưởng khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định: Thời gian tới, công tác đào tạo, trang bị cho sinh viên báo chí những kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này sẽ được nâng cao.

Tôi cho rằng cần phải xác định rõ phóng viên đang tác nghiệp đồng thời là đang thi hành công vụ. Những hành vi đe dọa, hành hung nhà báo là hành vi chống người thi hành công vụ. Vấn đề là do các cơ quan bảo vệ pháp luật của chúng ta chưa xử lý nghiêm, chưa kịp thời. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp phóng viên cần rút kinh nghiệm, tránh sơ suất trong quá trình tác nghiệp. Đúng ra đi tác nghiệp trong những vụ việc nóng cần phải có nhiều phương án đề phòng. Tuy nhiên do anh em phóng viên tác nghiệp chưa khéo, bị lộ nên hậu quả xảy ra rất đáng tiếc.

Xuân Luận

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文