"Dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng”

15:02 15/08/2009
Nhiều ý kiến trong Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW cho rằng cần bổ sung ý "dân được hưởng" vào phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", trở thành "dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng".

Ngày 14/8, Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương đã chủ trì Hội nghị.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ văn minh". Đây là một trong những nghị quyết hết sức quan trọng, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết ra đời đã được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, thổi luồng sinh khí mới vào thực tiễn, tạo nên chuyển biến tích cực, toàn diện trong đời sống xã hội nước ta.

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết, ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo nên nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều mục tiêu quan trọng của đất nước đã được thực hiện: chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội đồng thuận, dân tộc đoàn kết; vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao.

Đồng chí Trương Tấn Sang chỉ rõ: Quá trình phát triển đất nước trong tình hình mới phát sinh nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải nghiêm túc xem xét, đánh giá thật khách quan, kịp thời có những giải pháp phù hợp, bổ sung các chủ trương, chính sách nhằm bồi đắp và không ngừng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các đại biểu khi thảo luận cần lưu ý 5 vấn đề, nhất là phân tích những ưu điểm nổi bật, những kinh nghiệm tốt trong lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nghị quyết vào cuộc sống của các cấp, các ngành, mặt trận và các đoàn thể các cấp, để từ đó nhân rộng trong thời gian tới; chính sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc và sinh hoạt dân chủ trong xã hội.

Để tiếp tục tạo động lực mới trong việc phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định nhất quán bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, tất cả mọi lợi ích đều vì dân, nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung ý "dân được hưởng" vào phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", trở thành "dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng".

Các đại biểu quan tâm thảo luận nội dung này và bổ sung thêm ý kiến nếu thấy cần thiết để có thể đưa vào báo cáo trình Bộ Chính trị sắp tới; từ những vấn đề phát sinh từ thực tiễn, như vấn đề lợi ích của từng giai tầng đang có biến động trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phân hóa giàu nghèo… các đại biểu đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, các chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nước để điều hòa lợi ích, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng và phát huy hiệu quả các tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân; tăng cường liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Hương Thủy

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文