Dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5% - 6,7% trong 2018

10:31 12/10/2017
Sáng 12-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018.

Tuy mới hết quý III, nhưng theo báo cáo do Bộ Kế hoạch & Đầu tư thừa ủy quyền của Chính phủ trình bày, nhiều nhận định rất lạc quan đã được đưa ra, với 8 điểm tích cực, như: Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%; các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đáp ứng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tập trung cho các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khu vực sản xuất kinh doanh; lãi suất giảm từ 0,5-1%; tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định; dự trữ ngoại hối tăng; thị trường chứng khoán khởi sắc, vượt mốc 800 điểm trong vòng 9 năm qua; thu ngân sách đạt khá; nợ công trong giới hạn quy định.

“Kết quả nổi bật năm 2017” được Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận định là “tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 6,7%”, hoàn thành mục tiêu đề ra, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước với khoảng cách lớn, trên 1 điểm phần trăm. Quy mô GDP (theo giá hiện hành) đạt khoảng 5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 225 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 2.400 USD.

Sang năm 2018, Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự kiến GDP tăng 6,5-6,7%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34% GDP...

Tuy nhiên, thẩm tra báo cáo này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giữ thái độ thận trọng, cho rằng việc GDP đạt 6,7% vẫn là thách thức lớn, do những nhóm yếu tố tạo đà tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2017 (tiêu dùng của người dân, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo) hiện không còn nhiều dư địa. Ngoài ra, thiên tai, bão, lũ lụt vẫn là thách thức đối với tăng trưởng của khu vực nông nghiệp.

Về tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội lên tới 33,42% GDP – tuy là mức cao, một mặt thể hiện tính tích cực nhưng mặt khác thể hiện công tác dự báo khi xây dựng kế hoạch cũng chưa chính xác làm hạn chế trong việc cân đối nguồn lực. Trong khi số chuyển nguồn sang năm 2017 khá lớn; nguồn vốn đầu tư công giải ngân chậm nhưng tăng trưởng GDP vẫn đạt kế hoạch thì cần phải giám sát chặt chẽ việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong những tháng còn lại nhằm bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước cũng như chất lượng dự án, công trình, tránh việc dồn vốn, co kéo giải ngân hết theo kế hoạch năm nhưng không đạt chất lượng, không bảo đảm hiệu quả.

 Về kế hoạch 2018, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tính toán, rà soát lại khả năng đạt được của các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, từ đó xây dựng các chỉ tiêu phù hợp cho 2018 trong tổng thể Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và bảo đảm thực hiện các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cần đánh giá rõ các yếu tố tăng trưởng nhất là chỉ tiêu tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội 33-34% GDP (năm 2017, GDP ước đạt 6,7% trong khi tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 33,42% GDP) trong xu hướng, tình hình thế giới và trong nước thuận lợi hơn, bảo đảm tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu gắn với chất lượng, hiệu quả của chỉ tiêu GDP.

Phân tích tính khả thi của chỉ tiêu Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu (tăng 7-8%) và Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu (dưới 3%) đều thấp hơn so với ước thực hiện năm 2017 trong khi dự báo thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam khi tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại đã ký kết.

Đề nghị rà soát, bảo đảm tính xác thực của chỉ tiêu tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ che phủ rừng để  phản ánh đúng thực trạng của Việt Nam. 

Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị: Đi kèm với 13 chỉ tiêu dự kiến trình Quốc hội xem xét, Chính phủ báo cáo rõ thêm về các chỉ tiêu điều hành vĩ mô khác như tăng cung tiền M2, tăng trưởng tín dụng, định hướng điều hành lãi suất, tỷ giá, chính sách thuế... nhằm đưa ra thông điệp chính sách với tính ổn định tương đối làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp, người dân.


Vũ Hân

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文