Ghế càng nóng, càng cân nhắc kỹ khi bỏ phiếu

15:01 14/11/2014
Nhiều đại biểu Quốc hội khẳng định, do tính hệ trọng khi bỏ phiếu nên ở các vị trí càng nóng càng phải được cân nhắc kỹ, không vì cảm tính, vì những hạn chế mà đánh giá sai lệch…

Sáng 14/11, Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm những người thuộc đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, đây là việc làm hệ trọng, từng đại biểu thay mặt cử tri cả nước, để bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Chủ tịch nói, những chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn là những người được Quốc hội tin tưởng, giao nhiệm vụ lãnh đạo nhà nước pháp quyền XHCN nên rất hệ trọng. Đồng bào, cử tri cả nước, đặt niềm tin ở từng vị đại biểu, yêu cầu rất chặt chẽ theo Nghị quyết 35, phải tiến hành rất thận trọng, khách quan, công tâm, do vậy lá phiếu đánh giá phải chính xác.

Đây là lần thứ 2 Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Ba năm sau lần lấy phiếu đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội cho rằng các vị đại biểu đã có nhiều kinh nghiệm và thời gian hơn để đánh giá. Tại kỳ họp năm ngoái và kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận tình hình đất nước, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước ta, qua đó đã ban hành nghị quyết. Đây là cơ sở và căn cứ vững chắc để đại biểu tiến hành bỏ phiếu. 

Kết quả biểu quyết thông qua danh sách lấy phiếu sáng nay.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Quốc hội đánh giá, công tác hành pháp, tư pháp, lập pháp của đất nước đều có chuyển biến tích cực. Sau lần lấy phiếu trước, Quốc hội đã tích cực chuẩn bị lấy ý kiến nhân dân để ban hành được Hiến pháp, nghị quyết để thi hành Hiến pháp trong cả nước. Quốc hội cũng đã, đang và sẽ ban hành nhiều đạo luật quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Đối với công tác hành pháp, từ năm ngoái đến nay đã nâng cánh nền kinh tế, vượt qua khó khăn, tạo đà mới để tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2015. Hoạt động tư pháp, phòng chống tội phạm, tham nhũng, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận ở 2 kỳ họp, từ điều tra, công tố, kiểm sát tới xét xử, thi hành án đều có chuyển biến tích cực. Tinh thần của các cơ quan hành pháp và tư pháp là thi hành nghiêm chỉnh các nghị quyết của Quốc hội về công tác này. Qua lấy phiếu tín nhiệm, những người được đánh giá tín nhiệm cao luôn phải tự nhắc nhở mình tiếp tục hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Những người đươc đánh giá chưa thật cao, cũng nhận thức được trách nhiệm của mình, phấn đấu khắc phục nhược điểm của mình và ngành mình. 

“Tôi tin tưởng chắc chắn Quốc hội sẽ thực hiện thắng lợi trọng trách cao cả này. Cầm lá phiếu nhẹ nhàng thôi nhưng trách nhiệm rất nặng nề nên khi quyết định cần cân nhắc, thận trọng, khách quan, công tâm, chính xác” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Danh sách 50 người sẽ được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này của Quốc hội gồm có:

1. Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước

2. Bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước

3. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội

4. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội

5. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội

6. Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội

7. Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội

8. Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội

9. Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội

10. Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội

11. Ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội

12. Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội

13. Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

14. Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội

15. Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

16. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

17. Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội 

18. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

19. Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội

20. Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

21. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ

22. Ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ

23. Ông Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng Chính phủ

24. Ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

25. Ông  Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ

26. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ

27. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

28. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ

29. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

30. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

31. Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp

32. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng

33. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính

34. Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương

35. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

36. Ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

37. Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

38. Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

39. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an

40. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

41. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

42. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

43. Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

44. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

45. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế

46. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ

47. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

48. Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao

49. Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao

50. Ông Nguyễn Hữu Vạn, Tổng kiểm toán Nhà nước

M.Đăng

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文