Hai cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về xử lý nợ xấu?

17:04 26/05/2017
Thảo luận tại tổ về Nghị quyết dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi một số điều của Luật các tổ chức tín dụng – mà nội dung chủ yếu xoay xung quanh cơ chế để xử lý nợ xấu, hai Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã bày tỏ quan điểm của mình.


Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình: Nợ xấu khiến lãi suất không thể giảm

Phát biểu đầu tiên tại phiên thảo luận, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết ông đã có điều kiện tham gia góp ý khi Nghị quyết được báo cáo Bộ Chính trị. “Bộ Chính trị tôn trọng ý kiến Quốc hội nên thống nhất về chủ trương ban hành, còn với những nội dung còn có ý kiến khác nhau thì để Quốc hội thảo luận, chứ không định hướng cụ thể” - ông Bình cho biết.

Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh: Ban hành nghị quyết là rất cần thiết rồi, nhưng phải xác định quan điểm và cách thức tiếp cận thực sự đúng đắn thì mới xác định nội dung phù hợp. Khoảng 10 năm vừa qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như luật pháp có bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu cho thấy mặt bằng pháp lý chưa thật sự đồng bộ, phù hợp nên xử lý nợ xấu hết sức khó khăn. 

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tại phiên thảo luận

“Đại biểu Quốc hội khoá trước ví nợ xấu như cục máu đông. Hình ảnh đó là rất chính xác, rất giống xử lý nợ xấu, vì hệ  thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Cơ chế xử lý nợ xấu hệt như xử lý bệnh tăng xông, làm sao đừng để tích tụ, mà phải xử lý liên tục thì mạch máu liên thông, nền kinh tế sẽ tốt. Đó là lý do lớn nhất để ban hành nghị quyết”-  Trưởng ban Kinh tế Trung ương bày tỏ.

Lý do tiếp theo cần phải ban hành nghị quyết, theo ông Bình là có những lúc lạm phát xuống rất thấp, nhưng lãi suất không xuống được, chính là do nợ xấu đọng lại nhiều, nên vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro, chi phí vẫn cao, nên không có điều kiện đưa mặt bằng lãi suất xuống thấp và ổn định lâu dài.

“Ngân sách hết sức khó khăn, để tăng trưởng 6,7% thì cần có nguồn lực - phải trông cậy vào ngân hàng, nên phải khai thông nợ xấu càng sớm càng tốt. Ban hành nghị quyết là hết sức đúng đắn” - ông Bình nhấn mạnh.

Về thời hiệu áp dụng của Nghị quyết cho các khoản nợ, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Với tư cách là người am hiểu lĩnh vực ngân hàng, ông rất ngạc nhiên khi quy định của nghị quyết chỉ được áp dụng với các khoản nợ xấu phát sinh đến ngày 31/12/2016. “Nợ xấu nào chả là nợ xấu, hôm qua, hôm nay hay ngày mai có phát sinh thì vẫn là nợ xấu. Phải chăng nợ xấu hôm trước có gì đặc biệt, quy định như thế phải chăng có gì ưu ái với các khoản nợ xấu cũ?” - ông Bình đặt câu hỏi. 

“Quy định này trong kinh tế thị trường hết sức không nên, nợ xấu là phải xử lý liên tục, tại sao lại phân biệt như vậy? Không nên quy định đến ngày nào cả mà nên quy định xử lý nợ xấu theo nghị quyết đến khi nào mặt bằng pháp luật đồng bộ thì chuyển sang làm theo luật” – ông Nguyễn Văn Bình đề nghị.

Liên quan đến quy định trao quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho các tổ chức tín dụng mà nhiều đại biểu lo ngại là vi hiến, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Với mặt bằng pháp lý hiện nay thì hoàn toàn có cơ sở pháp luật. “Tôi cho ông vay một khoản, để tôi yên tâm ông đưa cho cho tôi một tài sản, nếu ông không trả được thì ông mất tài sản đó đó là việc hết sức bình thường, ở nông thôn vẫn làm thế” - ông Bình so sánh. “Tôi xin khẳng định lại một điều nghị quyết này không có gì ưu ái với những ông có hành vi vi phạm gây ra nợ xấu” - ông Bình nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu: Làm chặt chẽ để không phát sinh hậu quả pháp lý và tài chính

Bày tỏ việc “xa nghề đã hơn 6 năm”, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng các đại biểu cần nhìn nợ xấu toàn diện hơn. “Thế giới cũng vậy, nợ xấu phát sinh trước hết do môi trường kinh tế, đặc biệt khi suy thoái; thứ hai là môi trường pháp luật và thứ 3 có phần chủ quan trong hệ thống; chứ không nhất thiết chỉ có yếu tố chủ quan”.

“Nợ xấu là mặt trái của hoạt động ngân hàng, giống như anh buôn bán có hàng tồn kho, có hư hỏng, nên nếu Nghị quyết chỉ áp dụng cho xử lý nợ cũ mà không áp dụng với nợ mới thì khập khiễng” – ông Giàu bày tỏ.

Về vấn đề nhiều đại biểu quan tâm trong dự thảo liên quan đến việc được chuyển nhượng nợ xấu theo giá thị trường, trong đó vừa cho phép đấu giá công khai, vừa cho phép bán theo giá thỏa thuận, dấy lên lo ngại việc lợi dụng trục lợi, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết: Bộ Chính trị đã đồng ý cho xử lý nợ theo cơ chế thị trường (tức là có cao, có thấp, có thể thấp hơn giá trị sổ sách), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý, chỉ làm thế nào để đừng xảy ra tiêu cực. Đây là vấn đề cốt lõi.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu

Về quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết đã có nghị quyết liên tịch cách đây 17 năm để siết tài sản đảm bảo, nhưng giờ đã không còn phù hợp do vướng phải những bộ luật có hiệu lực cao hơn như Bộ Luật Dân sự. “Cho vay, thu hồi nợ là quyền của tổ chức tín dụng - ở nước ngoài như vậy, nhưng nước ta thì không được. 

Anh Hưng (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng) đề xuất khi làm tốt rồi thì điều chỉnh luật để trả lại quyền của tổ chức tín dụng trong lĩnh vực này. Thứ nữa là về Điều 12 -  quyền ưu tiên xử lý nợ, đặc biệt khi nhiều chủ nợ mà chỉ có 1 món tài sản, theo Luật Phá sản thì ưu tiên những cái khác, còn đây thì ưu tiên thu hồi nợ trước. Theo tôi, đúng như các anh băn khoăn, chúng ta phải chặt chẽ để đảm bảo khả thi khi đưa vào áp dụng, để giải phóng được nguồn lực này mà không phát sinh hậu quả pháp lý và hậu quả tài chính” – ông Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.

Để có thêm thông tin cho các đại biểu tham khảo trước khi quyết định, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết: “Thực ra, các đồng chí trong ngành đã nghiên cứu rất kỹ, có đề án báo cáo Bộ Chính trị. Theo tôi biết là Bộ Chính trị đã cho ý kiến những nét lớn, trên cơ sở đó, các đồng chí về hình thành chính sách, họp thường kỳ Chính phủ cũng đã cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến 2 lần, chị Ngân (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – pv) cũng yêu cầu Thống đốc giải trình riêng” các vấn đề này.

Vũ Hân

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文