Hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và hiện thực”

11:12 25/04/2019
Ngày 25-4-2019, tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và hiện thực (7/5/1954 – 7/5/2019)”.

Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội thảo. Tới dự còn có đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Điện Biên; đại diện lãnh đạo nhiều đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, đại diện lãnh đạo nhiều tỉnh thành và đặc biệt hội thảo còn có sự tham dự của nhiều chứng nhân lịch sử từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ…
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Hội thảo.
Ban Tổ chức điều hành buổi Hội thảo.

Tại hội thảo, Thượng tướng Lê Chiêm khẳng định: 65 năm trước đây, từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng  “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó được bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc…

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

65 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt,tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”…

Được biết, đây là một trong những hoạt động lớn diễn ra tại tỉnh Điện Biên, nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn 300 đại biểu tham dự gồm đại diện Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân đoàn các tỉnh, thành phố, các vị lão thành cách mạng, các tướng lĩnh và tỉnh Điện Biên. Đặc biệt, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 80 bài tham luận của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các địa phương, các quân khu, quân binh chủng, các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội,...

Quang cảnh Hội thảo.

Các ý kiến tham luận tâm huyết, trách nhiệm, lịch sử, thực tiễn của các đại biểu, qua đó làm rõ hơn về những chiến công, những cống hiến và đóng góp của lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tham luận “Chiến thắng Điện Biên Phủ với xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên trong 65 năm qua” của đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; tham luận “Công tác tham mưu chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay” của Thiếu tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; tham luận “Công an Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học về sự phối hợp giữa công an và quân đội trong giai đoạn hiện nay” của Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tổng Biên tập Tạp chí CAND (Bộ Công an). 

Đặc biệt, các đại biểu thực sự xúc động khi được nghe các những nhân chứng lịch sử, là người trong cuộc kể lại những công việc thực tế, những giờ phút lịch sử mà các bác đã làm, cống hiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tham luận “Những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ” của đồng chí Nguyễn Hữu Chấp, nguyên là chiến sĩ Đại đoàn 312; tham luận  “Đường đến hầm Đờ Cát” của Đại tá Hoàng Đăng Vinh, nguyên Tiểu đội phó thuộc e209/f312…

Các đại biểu cùng nhau ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc qua sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.

Mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu độc lập, đi sâu nghiên cứu theo từng vấn đề cụ thể trong hệ đề tài được xác định, đã làm sáng tỏ, phong phú, sâu sắc, đầy đủ hơn trên những nội dung, vai trò lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - yếu tố tiên quyết để làm nên thắng lợi.

Đồng thời khẳng định, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chiến tranh nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân, của ý chí giữ vững độc lập tự do của dân tộc Việt Nam; Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng là lực lượng nòng cốt làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần làm phong phú nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã nêu nổi bật ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ, những bài học để lại còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay… 

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tổng Biên tập Tạp chí CAND: “Bài học về sự phối hợp giữa Công an và Quân đội trong giai đoạn hiện nay”:

Trải qua các giai đoạn cách mạng của đất nước và trong quá trình diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công an đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, quân đội và các ngành chức năng tiến hành các biện pháp bảo vệ an toàn về người, hàng hóa phục vụ chiến dịch, đập tan âm mưu, hoạt động phá hoại của địch; phát động phong trào quần chúng “phòng gian, bảo mật” với khẩu hiệu ba không” sâu rộng trong nhân dân, nhất là dọc các tuyến đường từ hậu phương ra mặt trận”…; Đặc biệt, công tác tiễu phỉ ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc, nhằm đảm bảo an ninh cho các vùng phụ cận cũng như tạo điều kiện huy động sức người, sức của cho trận chiến đấu. Với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, lực lượng Quân đội và Công an đã làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của thực dân Pháp, bảo vệ an toàn hậu phương, bảo vệ các đoàn quân, các đoàn vận chuyển hậu cần lên mặt trận, góp sức cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội…

Đến nay, những dấu ấn và bài học về sự phối hợp giữa Công an và Quân đội vẫn còn vẹn nguyên giá trị lực lượng CAND, truyền thống đó ngày càng được củng cố, tăng cường, phát triển và được nâng lên tầm cao mới. Điều này thể hiện sự đúng đắn trong lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và điều hành của Chính phủ nhằm tăng cường quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an và Quân đội. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau”.

Đại tá Chu Văn Đoàn, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng Tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng: Bài học cho sự nghiệp Bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự hội tụ, kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó công tác tham mưu chiến lược đóng vai trò quan trọng, đã để lại cho Bộ Tổng Tham mưu nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu về việc luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối quân sự, chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thực tiễn hoạt động của Cơ quan Tham mưu chiến lược, chủ động, kịp thời, linh hoạt, giải quyết thành công những vấn đề trọng yếu có tính chất quyết định thắng lợi trong từng giai đoạn, nhất là giai đoạn cuối cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, sau này là là kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tất cả các bài học vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và về thực tiễn, trong điều kiện mới, các cán bộ chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp, nhất là cơ quan tham mưu và cán bộ, sĩ quan tham mưu cấp chiến lược, chiến dịch tiếp tục vận dụng sáng tạo vào huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Nguyễn Hữu Chấp, chiến sỹ của Đại đoàn 312 (84 tuổi, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954): Nhớ những ngày tham gia chiến dịch


65 năm đã trôi qua nhưng ký ức về đồng chí, đội đội đã cùng sát cánh trong những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn vẹn nguyên trong tôi. Đó là những giây phút vào sinh ra tử, trải qua thử thách của chiến tranh, đối diện với kẻ thù, đối diện với cái chết mà không hề nao núng, khiếp sợ. Nhiều đồng đội của tôi đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, nhiều người để lại phần thân thể nơi mảnh đất Điện Biên này. Với tôi, qua cuộc chiến vẫn còn đến ngày hôm nay là một sự may mắn, nên dù đã tuổi cao, sức yếu, song tinh thần của người lính Cụ Hồ, tinh thần của người chiến sĩ Điện Biên vẫn luôn nhắc nhở tôi phải cố gắng xứng đáng với những người đã khuất, tiếp tục truyền thụ tinh thần Điện Biên cho các thế hệ cháu con...

Thảo Vy

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文